This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Đất Nền City Garden Lô D2 đường 16m hướng Nam



Đất Nền City Garden Lô D2 đường 16m hướng Nam LH:0984 883 868
Lô:  D2
Đường: N2 rộng 16m
Hướng: Nam
Diện tích: 183m2 (5m x 36.657m)
Giá bán: 314 triệu
Giá Gốc Chủ Đầu Tư Becamex TDC 
Pháp lí minh bạch - kí hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư Becamex.
Hạ tầng hoàn chỉnh
Dân cư tập trung nhanh
Giao nền xây dựng ngay khi thanh toán 95% giá trị hợp đồng!
Hạ tầng giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh mặt đường lớn từ 16m, 25m, 62m 




*** Thanh toán linh hoạt 5 đợt trong vòng 14 tháng
Đợt 1: Cọc 20.000.000 (Hai mươi triệu)
Đợt 2:  Thanh toán 50% bao gồm tiền cọc. Sau 7-10 ngày kể từ ngày cọc
Đợt 3:  Thanh toán 25% trong vòng 30 ngày
Đợt 4: Thanh toán 20% trong vòng 60 ngày
Đợt 5: Thanh toán 5% khi có Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Liên hệ nhanh chọn vị trí đẹp, Có xe đưa khách đi xem dự án Miễn Phí
Hotline: 0984 883 868

Đặc biệt:  Quý khách hàng được tham gia 2 chương trình khuyến mãi lớn:
**** Mua 1 nền nhà phố quý khách sẽ nhận ngay 1 chỉ vàng SJC, 
       Mua lô mặt tiền Vành Đai 4 sẽ nhận ngay 2 chỉ vàng SJC
*** Cơ hội bốc thăm may mắn với xe Honda SH, Piaggio, AirBlade, Elizabeth, Laptop Dell, Tivi Sony 32" và nhiều phần quà giá trị khác!

Liên hệ nhanh chọn vị trí đẹp, Có xe đưa khách đi xem dự án Miễn Phí
Hotline: 0984 883 868
Sàn Giao Dịch BDS  Kim Oanh
164 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.21, Q.Bình Thạnh, TP-HCM
DT: 0984 883 868

Bán Đất Nền City Garden Lô D2 Hướng Đông Giá Gốc Chủ Đầu Tư



Lô D2 City Garden Hướng Đông đường 20m LH: 0984.883.868
Lô:  D2
Đường: D14 rộng 20m
Hướng: Đông
Diện tích: 150m2 (6.25m x 24m)
Giá bán: 317 triệu
Giá Gốc Chủ Đầu Tư Becamex TDC 
Pháp lí minh bạch - kí hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư Becamex.
Hạ tầng hoàn chỉnh
Dân cư tập trung nhanh
Giao nền xây dựng ngay khi thanh toán 95% giá trị hợp đồng!
Hạ tầng giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh mặt đường lớn từ 16m, 25m, 62m 

Đặc biệt:  Quý khách hàng được tham gia 2 chương trình khuyến mãi lớn:
**** Mua 1 nền nhà phố quý khách sẽ nhận ngay 1 chỉ vàng SJC, 
       Mua lô mặt tiền Vành Đai 4 sẽ nhận ngay 2 chỉ vàng SJC

*** Cơ hội bốc thăm may mắn với xe Honda SH, Piaggio, AirBlade, Elizabeth, Laptop Dell, Tivi Sony 32" và nhiều phần quà giá trị khác!

*** Thanh toán linh hoạt 5 đợt trong vòng 14 tháng
Đợt 1: Cọc 20.000.000 (Hai mươi triệu)
Đợt 2:  Thanh toán 50% bao gồm tiền cọc. Sau 7-10 ngày kể từ ngày cọc
Đợt 3: Thanh toán 25% trong vòng 30 ngày
Đợt 4: Thanh toán 20% trong vòng 60 ngày
Đợt 5: Thanh toán 5% khi có Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

Liên hệ nhanh chọn vị trí đẹp, Có xe đưa khách đi xem dự án Miễn Phí
Hotline: 0984 883 868
Sàn Giao Dịch BDS  Kim Oanh164 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.21, Q.Bình Thạnh, TP-HCM
DT: 0984 883 868

Bán Đất Nền Lô D2A City Garden Hướng Bắc đường 16m giá gốc chủ đầu tư


Lô D2A City Garden Hướng Bắc đường 16m giá gốc chủ đầu tư LH: 0984.883.868

Lô:  D2A
Đường: N2 rộng 16m
Hướng: Bắc
Diện tích: 150m2 (5m x 30m)
Giá bán: 288 triệu
Giá Gốc Chủ Đầu Tư Becamex TDC 
Pháp lí minh bạch - kí hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư Becamex.Hạ tầng giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh mặt đường lớn từ 16m, 25m, 62m
Dân cư tập trung nhanh
Hạ tầng hoàn chỉnh
Giao nền xây dựng ngay khi thanh toán 95% giá trị hợp đồng!
 
Đặc biệt:  Quý khách hàng được tham gia 2 chương trình khuyến mãi lớn:
**** Mua 1 nền nhà phố quý khách sẽ nhận ngay 1 chỉ vàng SJC, 
       Mua lô mặt tiền Vành Đai 4 sẽ nhận ngay 2 chỉ vàng SJC

*** Cơ hội bốc thăm may mắn với xe Honda SH, Piaggio, AirBlade, Elizabeth, Laptop Dell, Tivi Sony 32" và nhiều phần quà giá trị khác!
Hotline: 0984 883 868

*** Thanh toán linh hoạt 5 đợt trong vòng 14 tháng
Đợt 1: Cọc 20.000.000 (Hai mươi triệu)
Đợt 2:  Thanh toán 50% bao gồm tiền cọc. Sau 7-10 ngày kể từ ngày cọc
Đợt 3: Thanh toán 25% trong vòng 30 ngày
Đợt 4: Thanh toán 20% trong vòng 60 ngày
Đợt 5: Thanh toán 5% khi có Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

Liên hệ nhanh chọn vị trí đẹp, Có xe đưa khách đi xem dự án Miễn Phí
Hotline: 0984 883 868
Sàn Giao Dịch BDS  Kim Oanh164 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.21, Q.Bình Thạnh, TP-HCM
DT: 0984 883 868

City Garden Lô D2A Hướng Đông đường 20m giá gốc chủ đầu tư




City Garden Lô D2A Hướng Đông đường 20m giá gốc chủ đầu tư LH: 0984.883.868
Lô:  D2A
Đường: D14 rộng 20m
Hướng: Đông
Diện tích: 150m2 (6.25m x 24m)
Giá bán: 317 triệu
Giá Gốc Chủ Đầu Tư Becamex TDC 
Pháp lí minh bạch - kí hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư Becamex.
Hạ tầng hoàn chỉnh
Dân cư tập trung nhanh
Giao nền xây dựng ngay khi thanh toán 95% giá trị hợp đồng!
Hạ tầng giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh mặt đường lớn từ 16m, 25m, 62m 

Đặc biệt:  Quý khách hàng được tham gia 2 chương trình khuyến mãi lớn:
**** Mua 1 nền nhà phố quý khách sẽ nhận ngay 1 chỉ vàng SJC, 
       Mua lô mặt tiền Vành Đai 4 sẽ nhận ngay 2 chỉ vàng SJC

*** Cơ hội bốc thăm may mắn với xe Honda SH, Piaggio, AirBlade, Elizabeth, Laptop Dell, Tivi Sony 32" và nhiều phần quà giá trị khác!

*** Thanh toán linh hoạt 5 đợt trong vòng 14 tháng
Đợt 1: Cọc 20.000.000 (Hai mươi triệu)
Đợt 2:  Thanh toán 50% bao gồm tiền cọc. Sau 7-10 ngày kể từ ngày cọc
Đợt 3: Thanh toán 25% trong vòng 30 ngày
Đợt 4: Thanh toán 20% trong vòng 60 ngày
Đợt 5: Thanh toán 5% khi có Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

Liên hệ nhanh chọn vị trí đẹp, Có xe đưa khách đi xem dự án Miễn Phí
Hotline: 0984 883 868
Sàn Giao Dịch BDS  Kim Oanh164 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.21, Q.Bình Thạnh, TP-HCM
DT: 0984 883 868

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Ngôi nhà đắt nhất Anh có chủ mới

Kỷ lục ngôi nhà đắt nhất tại Anh mới được thiết lập khi một tỷ phú người Nga bỏ ra 140 triệu bảng mua lâu đài được xây từ thế kỷ 18 mang tên Park Place nằm bên bờ sông Thames.

Con trai cả của Vua George II, hoàng tử Frederick từng sở hữu lâu đài Park Place trước khi trao tay cho người chủ mới giấu tên với giá 140 triệu bảng, tương đương gần 4.770 tỷ đồng. Lâu đài nằm quay lưng về sông Thames, gần Henley-on-Thames, Oxforshire có một sân đỗ trực thăng, tổ hợp spa, rạp chiếu phim trong nhà và hệ thống an ninh công nghệ cao.

Chân dung hoàng tử Frederick, người chủ đầu tiên của lâu đài Park Place. Ảnh: dailmail.co.uk

Giao ước mua bán nhà được ký với một công ty địa phương, trong đó có yêu cầu giữ kín tên người mua, thế nhưng nhiều người cho rằng đây là một người Nga có quyền lực trong bộ máy chính trị. Các nguồn tin thân cận với tỷ phú Roman Abramovich, ông chủ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, khẳng định Roman không liên quan tới thương vụ này.

Người chủ mới của Park Place từng mua bất động sản tại Anh trước đây. Giá mua lần này đã đánh bại kỷ lục mua một ngôi nhà tại One Hyde Park, Knightsbridge với giá 136 triệu bảng hồi đầu năm nay.

Park Place tọa lạc trên diện tích gần 80,1 hecta tại ngôi làng Remenham, Berkshire, từng được sử dụng làm trường học cho tới năm 1998. Lâu đài được xây theo phong cách của thời kỳ Phục hưng với ít nhất 10 phòng ngủ khép kín và khoảng 2.787 m2 diện tích sinh hoạt.

Kiến trúc bên ngoài bao gồm một mái vòm bán trụ được xây cùng thời kỳ và một nhà thuyền. Hiện nơi đây vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ vốn có.

Park Place và cảnh vật xung quanh. Ảnh: dailymail.co.uk

Cận cảnh lâu đài mang phong cách Phục hưng. Ảnh: dailymail.co.uk

Theo VnExpress

“Kiệt sức” vì thắt chặt tiền tệ?

Hàng chục tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn vừa lên tiếng về sự “hà khắc” của chính sách tiền tệ, tại một cuộc tọa đàm do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức, hôm 12/8 tại Hà Nội.

Do cào bằng, không xác định và phân loại rõ bất động sản thiết yếu và không thiết yếu nên hầu hết các ngân hàng đã hết giới hạn cho vay bất động sản - Ảnh: Getty.

Ngấm đòn

Mang tên gọi “Đánh giá tác động của lạm phát và việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng lớn tại BIDV”, cuộc tọa đàm của BIDV có sự tham gia của lãnh đạo Vụ Kinh tế - Văn phòng Trung ương Đảng, Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) nghe phản hồi, kiến nghị từ hàng chục doanh nghiệp lớn để kịp thời tháo gỡ vướng mắc chính sách; một mặt giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, mặt khác, hạn chế họa nợ xấu cho ngân hàng này.

Theo số liệu tại tọa đàm, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 39.500 doanh nghiệp được thành lập mới, với số vốn đăng ký ước đạt 230.200 tỷ đồng, giảm 4,7% về số lượng và 12,8% về số vốn đăng ký.

Cùng đó, có tới 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể hoặc đóng cửa.

BIDV đã trực tiếp khảo sát 70 đơn vị bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp lớn của nhà nước và khu vực tư nhân là khách hàng, bạn hàng truyền thống của mình. Kết quả cho thấy: chỉ có 13,3% số lượng doanh nghiệp hầu như không bị ảnh hưởng, phần còn lại đều bị tác động rất lớn, trong đó có 16,6% số doanh nghiệp bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực tế này dẫn tới 16% doanh nghiệp đang nằm trong tình trạng phải gia hạn nợ gốc và lãi vay.

Có tập đoàn tư nhân một thời lừng lẫy trên thị trường bất động sản và đồ gỗ ở Gia Lai, ông chủ sắm cả máy bay, nhưng công ty mẹ đã lỗ trong quý 2/2011 tới 114 tỷ đồng.

Do cào bằng, không xác định và phân loại rõ bất động sản thiết yếu và không thiết yếu nên hầu hết các ngân hàng đã hết giới hạn cho vay bất động sản. Vì thế, nhiều dự án bất động sản thiết yếu như nhà ở cho người thu nhập thấp, đầu tư hạ tầng công nghiệp… cũng bị vạ lây.

Lãnh đạo một doanh nghiệp nói: “Trong bất động sản có rất nhiều phân khúc như nhà ở xã hội, nhà ở cho tái định cư, nhà ở cho người thu nhập thấp. Phân khúc này gắn chặt với giải pháp thứ 5 về an sinh xã hội của Chính phủ tại Nghị quyết 11, vậy tại sao lại hạn chế tín dụng?”.

Đối với các ngành nghề kinh doanh dịch vụ như phân phối hàng hóa, trước áp lực thắt chặt tiền tệ, họ đành giở bài “chiếm dụng vốn” lẫn nhau. Đại diện tập đoàn Phú Thái nói: “Chúng tôi đã cố tiết giảm, cố thu hẹp sản xuất, thậm chí tắt cả điện khi tiếp khách, nhưng khó khăn không giảm. Vì thế, phải chiếm dụng vốn, chây ỳ trả nợ bạn hàng theo phương thức “ba càng”: càng nhiều, càng lâu, càng tốt”.

Một doanh nghiệp khác nhận xét rằng, chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay gần như “triệt sản” đồng loạt, từ cụ ông 90 tuổi cho đến thanh niên, mà không có sự phân loại cần thiết.

Người viết đã nêu băn khoăn về mẫu đo lường hơi ít so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, một lãnh đạo BIDV nói: “Mặc dù đối tượng khảo sát chỉ 70 đơn vị, rất nhỏ so với số lượng hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng đây là những tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn cả khu vực nhà nước và tư nhân, chiếm thị phần chủ yếu trong nền kinh tế nên ở một chừng mực nào đó, kết quả khảo sát cũng phản ánh thực trạng chung của đời sống doanh nghiệp hiện nay”.

Làm sao vẹn cả đôi bề?

Giải thích nguyên nhân của những khó khăn hiện nay, quan điểm từ các doanh nghiệp cho rằng, lý do đầu tiên là thay đổi chính sách đầu tư công. Theo đó, thực hiện Nghị quyết 11, các bộ ngành và địa phương phải cắt giảm 80.550 tỷ đồng, không ứng trước vốn kế hoạch 2012, chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, dự án sắp hoàn thành nên đã ảnh hưởng lớn đến những doanh nghiệp vệ tinh xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Điều đáng lo ngại là do thời gian rà soát kéo dài, khá nhiều dự án không nằm trong diện cắt giảm cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tiến độ thanh toán chậm lại, làm tăng nợ tồn đọng, luân chuyển dòng tiền bị trì trệ theo, khiến ngân hàng rất khó khăn thu nợ gốc và lãi.

Thứ hai, chi phí sản xuất tăng do lãi vay đang làm đau đầu các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp trong diện khảo sát đều có tỷ trọng chi phí/tổng doanh thu tăng so với 31/12/2010 và so với cùng kỳ 2010. Đặc biệt, chi phí trả lãi vốn vay tăng từ 20% - 30% so với cùng kỳ. Thực tế này đưa đến trớ trêu: doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận gần như… bất động. Bởi thế, tình trạng tài chính của hầu hết doanh nghiệp ngành điện, xi măng, sắt thép, bất động sản, vận tải ngày càng xấu thêm.

Thứ ba, các ý kiến đều cho rằng trong số các nguyên nhân thì chính sách tiền tệ từ tỷ giá đến lãi suất là yếu tố số 1 gây nên tình trạng sản xuất đình trệ hiện nay. Thời gian vừa qua, do tỷ giá của các ngoại tệ mạnh biến động rất mạnh so với VND, nên hàng loạt doanh nghiệp bị lỗ vì rủi ro tỷ giá. Những khoản vay nợ ngoại tệ do không có nguồn ngoại tệ tương lai trong khi không được bảo hiểm rủi ro tỷ giá từ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chỉ có nguồn thu nội địa như ngành điện, xi măng đang phải méo mặt vì thứ rủi ro này.

Cùng đó, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, cung tiền hạn chế, đã làm cho thanh khoản các ngân hàng bị ảnh hưởng; lãi suất huy động bất minh và ở mức cao tới 17 - 18%/năm nên lãi vay tất cả các kỳ hạn tăng tới 22%/năm, đã làm cho các doanh nghiệp có hệ số dư nợ vay lớn thêm khó khăn bội phần.

Xung quanh vấn đề “lãi suất bất minh”, một khái niệm vô cùng mới trong đời sống tín dụng hiện nay, đã được thảo luận khá sôi nổi tại tọa đàm. Trước ý kiến của một lãnh đạo BIDV cho rằng, các ngân hàng đang huy động lãi suất “chui” 18%/năm, ông Phạm Quang Lực, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Văn phòng Trung ương Đảng, nói: “Đó là thông tin anh biết, còn với tôi, thì có ngân hàng mời gửi lãi tới 19%/năm!”.

Đại diện một doanh nghiệp tại buổi tọa đàm nói: “Chính sách tiền tệ đang chuyển từ thắt sang thít, khiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm nay chắc chỉ dưới 15% thay vì dưới 20% như mục tiêu. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ vỡ trận hàng loạt”.

Điều ông này nói cũng có cơ sở, khi một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước thừa nhận với người viết: tính đến nay, trong số 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm khoảng 60% thị phần tín dụng thì chỉ có một đơn vị tăng trưởng trên 10%, một đơn vị tăng 5 - 6%, hai đơn vị tăng khoảng 3% và đáng lo là một ngân hàng lớn trong hệ thống tăng trưởng âm; trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác thừa vốn, nhưng lại vướng trần tín dụng nên không thể đẩy vốn ra.

Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình thực hiện Nghị quyết 11 đã bước sang tháng thứ 8, nhưng đến nay vẫn chưa có một báo cáo hay sơ kết đánh giá tác động của chúng, đặc biệt là ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, trong khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “chặt chẽ”, nếu không kịp thời điều chỉnh những tác động không mong muốn, thì sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục đình đốn.
 Theo VnEconomy

Bế tắc bất động sản

Căn hộ, biệt thự, đất nền ế ẩm, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) khóc dở mếu dở vì áp lực trả lãi vay quá lớn. Số khác đang phải giảm giá bán, tìm đối tác chuyển nhượng dự án.

Áp lực lãi vay


Lỗ quý 1, lỗ quý 2 là điệp khúc của các DN BĐS kể từ khi ngân hàng (NH) mạnh tay siết chặt tín dụng, thị trường BĐS đóng băng. Năm ngoái, khi giá căn hộ, biệt thự… còn cao ngất ngưởng, DN chỉ cần bán 1, 2 dự án (DA) là đã có thể đạt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cả năm. Còn năm nay, tất cả vốn liếng đều nằm chết gí tại các DA. Giám đốc một tập đoàn BĐS lớn tại Hà Nội chua xót: “Hàng tồn kho lên tới hơn 90%, từ đất nền đến căn hộ, biệt thự đều ế ẩm. Còn NH liên tục ra trát đòi nợ. Nếu không bán được hàng, chắc chỉ còn nước để họ siết nợ. Chưa khi nào thanh khoản thị trường sụt giảm như lúc này”.


Nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội đang nằm chờ khách - Ảnh: Ngọc Thắng

Lượng hàng tồn kho quá lớn cùng áp lực trả lãi vay đang đè nặng lên các DN BĐS. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Kinh Bắc (KBC) có chi phí lãi vay quý 2 hơn 62 tỉ đồng, lũy kế đến tháng 6.2011 là 122 tỉ đồng. Thị trường của DN này phần lớn là đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN). Hàng loạt DA đầu tư dở dang như KCN Quế Võ mở rộng, khu đô thị Phúc Ninh, KCN và khu đô thị Tràng Cát, KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh khiến hàng tồn kho tăng cao, kéo theo lợi nhuận sau thuế của DN quý 2 lỗ hơn 96 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 496,3 tỉ đồng. CTCP địa ốc Sài Gòn Thương tín (SCR) do huy động vốn trái phiếu và vay các DN khác nên trong quý 2 nợ phải trả khá cao, khoảng 4.200 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 2.300 tỉ đồng. Lãi vay trong quý 2 công ty phải trả 78 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước chỉ hơn 16 tỉ đồng.

Giờ nếu cứ nằm im một chỗ, trả lãi suất trên 20%/năm cũng đủ chết rồi.
Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Techcombank
Điều đáng lo ngại khác là chỉ số hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn trong quý 2 của nhiều DN rất lớn. Ở Công ty CP BĐS Việt Nam, con số đó là 92%. SCR thì có trị giá hàng tồn kho khoảng 2.400 tỉ đồng, tập trung vào các DA chung cư Sacomreal - Hòa Bình, Tân Thắng, Belleza, Green Field, cao ốc Lũy Bán Bích - Cầu Tre… Không bán được hàng nên hầu hết các DN đều chịu mức tăng trưởng âm trong quý 2/2011, với tỷ lệ trên 80%. Đặc biệt, Công ty CP Đệ Tam (Detaco) có tỷ lệ tăng trưởng là -96%.

Hạ giá cũng khó bán

Việc bị chôn vốn do tồn kho ở mức cao khiến DN gặp nhiều khó khăn trong việc huy động và quay vòng vốn, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất leo thang như hiện nay. Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Đức Vinh - TGĐ Techcombank - cho rằng tồn kho lớn, DN khó khăn là điều tất yếu xảy ra trong bối cảnh tín dụng BĐS bị siết chặt. “10 DN thì có đến 8 nhảy vào đầu tư BĐS, lại bị mất cân đối đầu tư, chạy theo phân khúc cao cấp nhu cầu không nhiều, cầu chủ yếu là giới đầu cơ. Giờ nếu cứ nằm im một chỗ, trả lãi suất trên 20%/năm cũng đủ chết rồi”, ông Vinh nói.

Theo TGĐ Công ty chứng khoán Tràng An - ông Lê Hồ Khôi, thông thường nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của DN ở mức 1 đến 1,5 là an toàn. Thế nhưng, hàng tồn kho tăng cao, các DN BĐS có hệ số lên tới trên 10, thậm chí vài chục lần, những DN này sẽ khó có thể trả được nợ. Nếu thị trường còn đóng băng, thời gian tới chắc chắn các DN sẽ phải giảm giá bán. Thực tế hiện đã có một số DN đã chấp nhận giảm giá để giải quyết khó khăn như các DA Park City hay Vân Canh tại Hà Nội. Thậm chí, giá bán đợt 2 đã giảm xuống thấp hơn đợt 1 nhưng cũng không hút được khách trong khi phải chịu phản ứng gay gắt từ các nhà đầu tư mua hàng ở đợt 1.

Nếu tình hình này không được cải thiện, các DN có bán tháo hàng hay không? Ông Phạm Thanh Hưng, Phó TGĐ Century Group (DN chuyên tư vấn BĐS), cho rằng tuy đã có DN chấp nhận giảm giá bán, nhưng xu hướng bán tháo khó xảy ra vì người mua hiện nay không sẵn sàng tham gia thị trường do không có vốn. “Khi thị trường thanh khoản tốt, giảm giá mới bán được hàng. Hiện thị trường bị trơ, giá có giảm cũng khó có người mua. Nhiều DA mới vừa công bố giá rất rẻ, nhất là ở TP.HCM, chỉ 10 triệu đồng/m2 cũng không ai hỏi han gì”, ông Hưng chia sẻ.

Ông Dương Thành Đạt - TGĐ Công ty TNHH Hanotex chủ dự án SkyCity Tower 88 Láng Hạ (Hà Nội) - cho rằng có không ít DN vay với lãi suất cao, hàng tồn kho nhiều phải giảm giá bán nhưng sẽ không bán tháo. Họ không bán và cũng không dám làm tiếp, chấp nhận tạm dừng dự án, chịu phạt. Điều đang xảy ra là nhiều chủ đầu tư các DA mới hoặc đầu tư dở dang không cân đối được tài chính phải chuyển nhượng cho đối tác khác, thay vì hạ giá bán lẻ.

Ông Phạm Quế Lâm, Phó TGĐ CTCP BĐS Sài Gòn - Thái Sơn, cho rằng dù khó khăn nhưng các DN chưa thể giảm về giá gốc. Số các DA chào mới giá rẻ thời gian qua thực ra bán bằng giá công bố giai đoạn đầu khi ra mắt sản phẩm.

Theo Thanh Niên

Tăng cường quản lý quy hoạch

Dòng tiền từ một số nước châu Á đang muốn tràn ra ngoài lãnh thổ để đến với các thị trường đang phát triển. Thị trường bất động sản Việt Nam đang được chú ý, nhưng như thế đã đủ hút vốn ngoại?

Trong bối cảnh vốn vay trong nước bị thắt chặt, lối ra cho các doanh nghiệp là tìm kiếm cơ hội hợp tác với nước ngoài

Còn nhớ, ở thời điểm mà CBRE Việt Nam công bố báo cáo thị trường quý II năm 2011, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc công ty này đã đưa ra nhận định: các nhà đầu tư nước ngoài vẫn theo dõi tình hình nhưng thị trường Việt Nam không còn nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư nữa. Chính sự thiếu minh bạch, những điều kiện thực tế của thị trường đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại. Đó là thông tin không mấy tích cực, nhất là trong bối cảnh thị trường đang khan vốn và việc có hay không dòng tiền ngoại đổ vào sẽ đem lại những hiệu ứng đáng kể. Trước tình thế đó, nhiều công ty chuyên về tư vấn bất động sản như CBRE, Savills đều đưa ra khuyến nghị các doanh nghiệp bất động sản của Việt Nam nên tìm các đối tác ngoại để “tiếp sức” và cũng để học hỏi trong giai đoạn này. Và một khi nhà đầu tư ngoại trở nên e dè, thì cũng đã xuất hiện những doanh nghiệp, những quỹ đầu tư chủ động đi tiếp thị gọi vốn ngoại.

Từ một phiên hội chợ

Mới đây, MIPIM ASIA và CBRE Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam trong hai ngày 1 và 5 tháng 8 tại Hà Nội và TP.HCM. Đây là một hoạt động thường niên nhằm chuẩn bị cho Hội chợ Triển lãm Bất động sản Quốc tế MIPIM ASIA 2011 sẽ diễn ra tại Hồng Kông từ 15 – 17/11 năm nay. Điều đáng nói ở sự kiện vốn được coi là “Hội nghị thượng đỉnh Bất động sản cao cấp của khu vực châu Á - Thái Bình Dương” lần này là số doanh nghiệp Việt Nam tham dự cuộc gặp đã tăng lên đáng kể, với các tên tuổi lớn như: Vinaconex, CEO Investment, Viglacera Land, Vihajico, Vincom…

Ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành CBRE tại Hà Nội, nhìn nhận đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung hiện đang còn nhiều dự án cần đẩy mạnh hơn nữa qua con đường tìm kiếm thêm nhiều cơ hội hợp tác.

Tuy từ chối trả lời cụ thể về thước đo hiệu quả của việc các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các kỳ hội chợ trước đó, nhưng trưởng đại diện của MIPIM ASIA tại Việt Nam, ông Lê Vĩnh Đức, Giám đốc Công ty Truyền thông An Đức lại chọn cách đưa ra các con số để chứng minh. Đó là “nếu như năm 2006 có khoảng 6 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ, thì đến năm 2010 đã có tổng cộng 60 doanh nghiệp tham gia, với 19 doanh nghiệp có gian hàng triển lãm”. Một tên tuổi đã tham gia liên tiếp các kỳ hội chợ với mức đầu tư gia tăng như VinaCapital cũng được dẫn ra để cho thấy tính hiệu quả của việc chủ động ra ngoài tìm đối tác như thế nào.

Để đáp lại sự tham gia từ phía doanh nghiệp Việt Nam, ông William Young, Giám đốc Dự án cấp cao MIPIM ASIA đưa ra cam kết, tổ chức này sẽ tiếp tục tập trung vào việc xúc tiến và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam nhằm tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Gọi vốn dễ hay khó?
Theo ông William Young, các nhà đầu tư ở châu Á đang có xu hướng di chuyển dòng tiền ra ngoài lãnh thổ của mình. Hiện nay, thị trường bất động sản của Singapore và Hông Kông đã hồi phục nhưng đi cùng với đó là chi phí tăng lên. Thị trường Trung Quốc thì có nhiều tranh cãi xung quanh quan điểm đầu tư. Trong bối cảnh ấy, thị trường Việt Nam đang được nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến.

Đi vào phân tích những yếu tố đang khiến thị trường bất động sản Việt Nam khó khăn, ông William Young và ông Richard Leech đều cùng quan điểm: “cầu vồng sẽ xuất hiện sau giông bão”. Việt Nam vẫn là địa điểm thích hợp để nhà đầu tư lựa chọn vì tính thanh khoản. “Tôi nghĩ là 5 năm hay thậm chí chỉ 2-3 năm nữa, Việt Nam sẽ ngày càng thể hiện được tính hấp dẫn về mặt thanh khoản, như vậy cơ hội kinh doanh với các nhà đầu tư ngày càng tốt hơn”, ông William Young nhấn mạnh.

Đã có một giai đoạn các dự án bất động sản Việt Nam dựa chủ yếu vào vốn ngoại, nhưng sau đó, khi các ngân hàng thương mại trong nước cung cấp vốn đạt được như yêu cầu của các nhà đầu tư thì mức độ phụ thuộc giảm đi. Còn giai đoạn này, khi vốn đầu tư nước ngoài đang xuống thấp nhất trong vòng 5 năm qua và trong bối cảnh vốn vay trong nước bị thắt chặt, thì lối ra cho các doanh nghiệp lại là tìm kiếm cơ hội hợp tác với nước ngoài, đại diện của CBRE chia sẻ cùng vị chuyên gia của MIPIM ASIA.

Trong ngắn hạn, ông William Young cho biết, có nhiều khách hàng quan tâm đến đầu tư vào bất động sản Việt Nam ở nhiều phân khúc như: nhà ở, trung tâm thương mại, khách sạn và bán lẻ. Nhưng rõ ràng, gọi vốn ngoại cũng không hề dễ vào lúc này. Cơ chế pháp lý của Việt Nam chưa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được quyền thế chấp các dự án của mình với các ngân hàng nước ngoài. Nghĩa là trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam cùng có thể bị kẹt, ông William Young bình luận.

Thị trường đang ở giai đoạn thanh lọc, chỉ những nhà đầu tư trường sức mới có thể trụ lại được. Và một trong những điều giúp doanh nghiệp trụ vững chính là khả năng chủ động tìm kiếm nguồn vốn, khó vay vốn ngân hàng thì cần đa dạng các hình thức huy động từ cổ phần tư nhân, từ các quỹ đầu tư và từ các đối tác nước ngoài. Nhưng vẫn chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam đủ kỹ năng để đối thoại và hợp tác với nhà đầu tư. Chủ động đi ra ngoài tiếp thị là một cách đáng để cân nhắc!

Theo DĐDN

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More