This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

ĐỂ GIẢM GIÁ BÁN, CHỦ ĐẦU TƯ CẮT NỘI THẤT, BÀN GIAO NHÀ THÔ

Nhiều chủ đầu tư dự án BĐS thuộc phân khúc trung và cao cấp đang tung ra lựa chọn mới cho khách hàng là bàn giao thô, hoàn thiện cơ bản để giảm tới 30% giá bán.
  Chiêu thức này của chủ đầu tư "lợi cả đôi đường": vừa được tiếng bàn giao sản phẩm đúng thời hạn, lại không phải chi tiền hoàn thiện nội thất.

Giảm giá trực tiếp căn hộ xem ra vẫn là giải pháp khó thực hiện và đường cùng mà số ít chủ đầu tư dự án BĐS trong Nam ngoài Bắc tính tới chuyện áp dụng. Lý do tế nhị: các chủ đầu tư sẽ bị mất uy tín và tự chuốc thêm tranh chấp về lợi ích giữa khách hàng mua trước với khách hàng mua sau, cụ thể là người mua sau được lợi hơn.

Một chiến lược mới xuất phát từ bối cảnh khó khăn bĩ cực của thị trường, vừa mang tính bị động nhưng cũng đầy tính chủ động - đang trở thành xu hướng được nhiều chủ đầu tư cân nhắc áp dụng đó là bàn giao thô, hoàn thiện cơ bản dự án.
Để giảm giá bán, chủ đầu tư cắt nội thất, bàn giao nhà thô | ảnh 1
Đơn cử hồi quý I/2012, nhiều khách hàng mua căn hộ tại dự án Good House (quận 8, Tp.HCM) đã rất lo ngại khi chủ đầu tư quyết định lùi thời hạn giao nhà đến năm 2013 do thiếu vốn mặc dù dự án đã xây đủ số tầng, xong phần kết cấu bên ngoài. Vì thế, các khách hàng đã sốt sắng mong được tiếp tục đóng tiền để chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thành phần thô của dự án. Phần còn lại họ sẽ tự hoàn thiện.

Nhiều khách hàng chia sẻ, khi mua căn hộ họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính để mong nhận được một căn hộ hoàn thiện. Tuy nhiên đến lúc chủ đầu tư thông báo cạn vốn, lùi thời hạn giao nhà, dù rất tức giận và thiệt hại về tài chính, họ vẫn phải ngọt nhẹ tìm cách tháo gỡ cho cả hai bên bằng cách thúc đẩy chủ đầu tư hoàn thiện xây thô.

Theo giới chuyên môn, hình thức bán nhà xây thô xuất hiện đầu tiên ở khu Nam Sài Gòn rồi lan ra các dự án tại phía Nam. Cho đến nay, các dự án đang hoàn thiện tại Hà Nội cũng đã bắt đầu áp dụng chiêu thức này. Đồng thời nhiều chủ đầu tư khác đang cân nhắc thực hiện.

Rầm rộ nhất, cách đây không lâu chủ đầu tư một dự án chung cư đang xây dựng triển khai tại Mễ Trì, Từ Liêm đã công bố các gói tùy chọn nội thất cho khách hàng nhằm đưa đến mức giá hợp lý cho căn hộ bàn giao. Theo đó giá căn hộ sẽ giảm trực tiếp từ 180-320 triệu đồng, xuống còn 27-29 triệu đồng/m2 nếu khách hàng lựa chọn gói nội thất cơ bản chỉ bao gồm các thiết bị gắn tường. Trong khi với gói nội thất đầy đủ, mức giá bán căn hộ sẽ là 30-33 triệu đồng/m2 (gồm thuế).

Một dự án căn hộ cao cấp quy mô lớn trên địa bàn quận Thanh Xuân cũng thông tin nếu khách hàng nào muốn thay đổi thiết kế của căn hộ thì phải nhận nhà thô, chủ đầu tư sẽ giảm 6 triệu/m2 tiền nội thất cho khách hàng. Phần chiết khấu này sẽ được trừ vào đợt thanh toán cuối cùng. Tính ra, với căn hộ 100m2, giá trị khoảng 4 tỷ đồng, khách hàng sẽ lấy lại được 600 triệu đồng. Đây cũng là một khoản tiền đáng kể để thanh toán nốt tiến độ dự án.

Lợi ích hay phiền toái cho khách hàng?

Việc đi tắt, bỏ qua các công đoạn hoàn thiện cuối cùng giúp chủ đầu tư vừa giữ đúng cam kết về thời hạn bàn giao căn hộ, nhà liền kề, biệt thự, vừa giúp họ giảm áp lực tài chính khi phải tạm ứng số tiền không nhỏ để đặt hàng các nhà thầu cung cấp nội thất, đồng thời lại góp phần làm tăng tính thanh khoản của sản phẩm khi giá giảm rõ rệt. Quan trọng hơn, chiêu thức này tỏ ra không làm ảnh hưởng về giá trị căn hộ đối với những người mua trước đó.

Về phía khách hàng, cái lợi trông thấy là giá trị căn hộ giảm đi rõ rệt, lại không phải chờ hoàn thiện mới được nhận nhà. Việc hoàn thiện trang trí nội thất được làm theo ý mình, tiết kiệm chi phí. Bởi lẽ, kinh nghiệm của giới xây dựng cho thấy, hầu hết khách hàng khi nhận căn hộ đều tốn thêm một khoản để sửa sang, thể hiện phong cách, thẩm mỹ  gia chủ. Với cách làm này, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn ứng với túi tiền của mình.

Nhiều ý kiến đánh giá, cách làm của chủ đầu tư trong bối cảnh khó khăn hiện nay là rất khôn ngoan. Không chỉ người mua nhà, người đầu tư căn hộ như vậy cũng được hưởng lợi, giảm áp lực tài chính. Nhất là nhiều dự án, khách hàng không hài lòng tý nào về chất lượng hoàn thiện nội thất, thiết kế do bị cắt xén, không đảm bảo so với cam kết mà chủ đầu tư đưa ra ban đầu.

Tuy nhiên, phiền toái lớn nhất của khách hàng chính là chất lượng, mỹ quan và trật tự hoàn thiện, khi mà cùng trong một tòa nhà nhưng người đã ở hoàn thiện lại sống chung với hàng xóm vẫn đang, thậm chí chưa biết bao giờ, mới hoàn thiện ổn định cuộc sống.

Một khách hàng tỏ nêu quan điểm, nếu nhà nhà đều lao vào hoàn thiện thì sẽ anh hưởng không tốt đến không gian công cộng. Va đập, sứt sẹo khi vận chuyển nguyên vật liệu, bụi bặm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh dẫn đến cả khu nhanh xuống cấp.

"Ai chả muốn nhà mình đẹp. Nhưng đẹp có nhiều kiểu đẹp nên cũng khó mà thỏa mãn. Tôi chỉ muốn nhà mình sạch sẽ, gọn gàng trong một môi trường sạch sẽ gọn gàng thì đã tốt lắm rồi. Vì thế, nếu có cho phép hoàn thiện, sửa sang thì cũng sửa ít, còn lại để chủ đầu tư hoàn thiện cho đúng tiến độ và đồng bộ. Hoặc có quy định cụ thể về thời gian hoàn thiện, kiểm soát xây dựng chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến môi trường chung" - vị khách hàng này nói.

Một ý kiến khác lo xa, già nửa số căn hộ đã hoàn thiện sẽ không chấp nhận bàn giao nhà khi toàn bộ dự án chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, các nhà tự hoàn thiện sẽ phải trả một khoản tiền cho phí bảo vệ, vệ sinh khá tốn kém. Tất cả sẽ làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp về phí và pháp lý... Khi căn hộ đã bàn giao, sự thống nhất giữa các chủ căn hộ và đơn vị thi công sẽ rất khó khăn và phức tạp.

Trước đó, hồi năm ngoái, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ một số giải pháp nhằm quản lý thị trường bất động sản, trong đó có yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tình trạng các dự án phát triển nhà ở chỉ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau đó phân lô, bán nền cho người mua nhà tự xây dựng hoặc bán nhà xây thô để người dân tự hoàn thiện dẫn đến nhiều dự án phát triển khu đô thị mới không hoàn thành đúng tiến độ, phá vỡ quy hoạch tại địa phương, gây lãng phí tài nguyên đất và vốn đầu tư, làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị. Đồng thời, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao. Bộ Xây dựng cũng đề xuất chế tài xử phạt các chủ đầu tư bán nhà xây thô và không thực hiện tốt việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, đất rồi bỏ hoang.
Dat Binh Duong gia re -Theo VEF

TÍNH MINH BẠCH CỦA THỊ TRƯỜNG BĐS VIỆT NAM ĐƯỢC CẢI THIỆN ĐÁNG KỂ

Jones Lang LaSalle - công ty cung cấp dịch vụ địa ốc và quản lý tài chính lớn trên thế giới, vừa công bố xếp hạng tính minh bạch thị trường bất động sản toàn cầu năm 2012. Theo đó, xếp hạng của thị trường bất động sản Việt Nam đã được cải thiện đáng kể và đứng ở vị trí 68 so với vị trí 76 vào năm 2010.
 Tính minh bạch của thị trường BĐS Việt Nam được cải thiện đáng kể | ảnh 1
Các quốc gia được xếp loại theo 5 nhóm: thị trường bất động sản minh bạch ở mức độ cao, minh bạch, bán minh bạch, minh bạch thấp và không minh bạch.

Theo bảng xếp hạng năm nay, Mỹ đã vượt qua Úc dẫn đầu trong danh sách 10 nước có chỉ số minh bạch cao và Canada đã rớt hạng, từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 4.

Thị trường bất động sản Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, từ vị trí 76 trong bảng xếp hạng năm 2010 tiến lên vị trí 68 trong danh sách năm nay.

Trong năm 2012, xếp hạng của Thái Lan không thay đổi, vẫn giữ vị trí thứ 39 và nằm trong nhóm bán minh bạch ở khu vực Đông Nam Á. Số lượng của các công ty lĩnh vực bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan đã tăng từ 60 trong năm 2010 đển 63 như hiện nay.

Ông Chris Fossick, Giám đốc điều hành Jones Lang LaSalle ở khu vực Đông Nam Á cho biết, các quốc gia của khu vực này đã đẩy mạnh công tác cải thiện tính mịnh bạch thị trường bất động sản trong 2 năm qua. Và trong thời gian gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước Đông Nam Á tăng mạnh, đặc biệt là Indonesia và Philippin.

Được biết, bảng xếp hạng đánh giá tính minh bạch của thị trường qua nhiều yếu tố như: Lượng hàng hóa hiệu quả, những yếu tố thị trường, các tài sản được niêm yết, môi trường luật pháp và cách thức giao dịch, sự tôn trọng quyền sở hữu riêng, quyền sử dụng và cập nhật những cơ sở dữ liệu về thị trường.
 Theo Cafeland

LÃI SUẤT GIẢM CHƯA ĐỦ LỰC KÉO NGƯỜI MUA NHÀ ĐẤT

Một số dự án căn hộ tại TP HCM, lượng giao dịch thành công chỉ bằng một phần mười so với hai tháng trước, bất chấp chủ đầu tư kích cầu ưu đãi lãi vay kèm theo thông tin ngân hàng cởi trói cho bất động sản và lãi suất hạ nhiệt.
 Hai tuần nay, các doanh nghiệp địa ốc bung hàng đón dòng lãi suất cho vay mua nhà bắt đầu giảm từ giữa tháng 6, thậm chí có đơn vị còn ưu đãi lãi suất thấp hơn của ngân hàng để săn khách, song thanh khoản lại không được khả quan.
Thống kê từ Công ty Lê Thành, sức tiêu thụ dự án căn hộ Lê Thành Twin Tower trong tháng 6 chưa đếm hết một bàn tay dù đơn vị này đã hỗ trợ lãi suất mua căn hộ 1% một tháng. Khách mua căn hộ dự án này chỉ phải đóng 50% giá trị hợp đồng, số tiền còn lại được chính doanh nghiệp cho vay 12% một năm, thấp hơn lãi suất của nhiều ngân hàng. Song theo chủ đầu tư dự án này, so với lượng giao dịch thành công hồi tháng 4 (bán được gần 20 căn) thì số lượng khách mua nhà trong tháng 6 thấp hơn 10 lần.
Cũng chọn thời điểm tháng 6 để tung ra dòng sản phẩm căn hộ Tân Mai, quận Bình Tân, TP HCM bàn giao nhà ngay, lãi suất khá mềm là 13,45%, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Bình cũng gặp khó trong việc bán hàng. Theo phòng kinh doanh của công ty này, từ khi mở bán đến nay chỉ giao dịch thành công được 10 căn trên tổng số hơn 60 căn, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của doanh nghiệp.
Người mua nhà vẫn chưa vội đưa ra quyết định dù lãi suất đang được điều chỉnh, chủ đầu tư tung các chương trình kích cầu. Ảnh: Vũ Lê.
Thống kê của sàn bất động sản Vinaland, hai tuần qua, có đến hơn 90% danh mục sản phẩm căn hộ và đất nền có giá không đổi, điều này cho thấy tình hình giao dịch của thị trường trầm lắng. Khoảng 1-2% danh mục nhà đất ghi nhận giá nhích nhẹ với tỷ lệ tăng trung bình 0,1-0,3%, tương đương 100.000-300.000 đồng một m2.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Á Châu (ACBR), Phạm Văn Hải cho hay, trong tháng 6, hệ thống sàn ACBR chỉ giao dịch nhà phố nội thành là chủ yếu. Hầu hết các dự án căn hộ là hàng mới tung ra thị trường dù giá khá mềm và lãi suất hạ vẫn chưa tạo được sức hút đối với khách hàng.
Theo ông Hải, nguyên nhân khách hàng chưa mặn mà với việc đổ tiền vào căn hộ vì hai lý do. Thứ nhất là tâm lý chờ đợi giá giảm thêm, nguồn cung dồi dào để dễ chọn mặt gửi vàng. Thứ hai là tâm lý lo ngại lãi suất giảm nhưng không ổn định và chỉ ưu đãi trong vài tháng rồi lại tăng cao.
Thị trường bất động sản vẫn bị đánh giá là chưa có dấu hiệu hồi phục trong ngắn hạn mà phải tính theo năm. Ảnh: Vũ Lê.
"Nhiều khách hàng đã từ chối mua nhà khi biết rằng chỉ được vay với lãi suất 14-15% trong vòng 3 tháng, sau đó họ phải trả lãi 17-19% một năm. Lo lãi suất không ổn định nên người dân vẫn ngại vay tiền mua nhà dù có nhu cầu", ông Hải nhận xét.
Giám đốc sàn địa ốc Techcomreal, Nguyễn Xuân Lộc phân tích, dù đánh tiếng là cởi trói cho bất động sản nhưng trên thực tế ngân hàng vẫn dè dặt và có quy trình, thủ tục thẩm định cho vay rất khắt khe đối với người vay mua nhà. Thêm vào đó mặt bằng lãi suất vẫn chưa hạ nhiệt đồng bộ, vì vậy khách hàng vẫn chưa mặn mà xuống tiền.
Ông Lộc cho rằng thị trường bất động sản cần thêm độ trễ ít nhất là 1-2 tháng nữa mới có phản ứng với việc hạ lãi suất. "Giống như một cuộc mặc cả, người có nhu cầu thật sự về nhà ở sẽ tính toán rất chi li trước khi đưa ra quyết định. Họ mong đợi 2 điều, một là giá cả tiếp tục điều chỉnh mềm hơn, hai là lãi suất giảm đồng bộ", ông Lộc nhận định.
Theo các chuyên gia bất động sản, trong điều kiện bình thường lãi suất giảm tác động tích cực đến giao dịch nhà đất. Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường bất động sản bệnh nặng và khủng hoảng như hiện nay thì cần nhiều thời gian và nhiều phương thuốc hỗ trợ để phục hồi.
"Với tình hình kinh tế như hiện nay, muốn địa ốc trở lại quỹ đạo ổn định có lẽ thời gian hồi phục phải tính theo năm chứ không phải theo quý", một chuyên gia bất động sản dự báo.
Theo Vnexpress.net


“SIÊU ĐỀ ÁN” QUỸ TIẾT KIỆM NHÀ Ở VẪN LƠ LỬNG


Trong điều kiện thu nhập của công chức hiện nay chưa thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu, việc “tự nguyện” tham gia Quỹ tiết kiệm nhà ở là quá xa vời.
 “Siêu đề án” lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để giải quyết bài toán khó khăn cho người dân được Bộ Xây dựng khởi động từ cách đây hơn 3 năm và nhận được không ít phản hồi từ dư luận. Hàng chục đề xuất, hàng trăm ý tưởng, hàng nghìn ý kiến đóng góp được đưa ra nhưng các bên liên quan dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Mới đây nhất, để cụ thể hóa “phát kiến” này, Bộ Xây dựng đã kiến nghị thành lập hai mô hình tiết kiệm nhà ở cho người thu nhập thấp và cá nhân, hộ gia đình khác có nhu cầu mua nhà ở thương mại. Bộ cũng đề xuất giao UBND TP Hà Nội và UBND TP.HCM thành lập hai mô hình trên. Dự kiến, quỹ sẽ vận hành từ đầu năm 2013.
Ảnh minh họa

Mừng ít, lo nhiều


Theo kiến nghị của Bộ Xây dựng, mô hình thứ nhất là Quỹ Tiết kiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, hộ nghèo tại đô thị vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội và doanh nghiệp trong nước vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ ít nhất khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội với mức tối thiểu trong thời gian 5 năm. Mức tiền được vay thêm tối đa bằng hai lần tổng số tiền đã đóng vào quỹ. Thời gian trả nợ trong vòng 15 năm, với mức lãi suất cho vay trong khoảng 6,5-8,5%.

Mô hình thứ hai là hai thành lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở để cho các cá nhân, hộ gia đình trong nước vay mua nhà ở thương mại, trong đó chủ yếu tập trung cho đối tượng có thu nhập từ trung bình trở lên vay. Hình thức tham gia quỹ là tự nguyện, không bắt buộc.

Ngay sau khi thông điệp này được phát đi đã nhận được nhiều ý kiến từ phía người dân và giới chuyên gia. Là người theo dõi “phát kiến” này ngay từ đầu, anh Nguyễn Thành Đô, kỹ sư xây dựng (Công ty Tincom Thăng Long) tỏ ra khá hào hứng. Hơn ai hết, anh Đô khao khát được ở trong ngôi nhà mơ ước giữa thủ đô đắt đỏ bậc nhất khu vực và thế giới. Tâm sự với PV Người đưa tin, anh cho biết: “Cả đời làm quần quật, có lẽ tôi chẳng bao giờ dám mơ sẽ đủ tiền mua nhà cho dù nhịn ăn, nhịn mặc. Ý tưởng đóng góp 30% vào Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ được mua nhà xã hội rất đáng được hoan nghênh, bởi nó đáp ứng nguyện vọng của rất nhiều người dân có mức “lương công nhân” như tôi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, điều tôi băn khoăn nhất là Bộ Xây dựng “nói một làm 10 hay nói 10 mà chỉ làm được có một”. Vấn đề đáng lo ngại là quản lí và kiểm soát nguồn quỹ này, làm thế nào để chống tham nhũng, làm sao để được sinh lời”.

Cũng theo cách tính toán của kỹ sư Nguyễn Thành Đô, “tiền đẻ tiền, vốn đẻ vốn, lãi đẻ lãi”, sau 5 - 10 năm dù không đủ tiền mua nhà, nhưng chắc chắn cũng giúp người dân có thêm niềm tin về “ước mơ trong đời”. Thêm vào đó, uy tín của nguồn quỹ nâng cao sẽ hấp dẫn nhà đầu tư tham gia. Họ không cần nhà, họ cần lợi nhuận. Lợi nhuận hấp dẫn, họ sẽ đầu tư, đầu tư nhiều hơn, khả năng cạnh tranh cao, lợi nhuận ắt còn cao hơn. “Tính toán là thế, chỉ tiếc là chưa có khung phạt riêng cho từng cá nhân tham gia quản lý cũng như hình phạt đủ nặng để răn đe tham nhũng. Theo tôi, “ngôi nhà ước mơ” đã là cái căn, cái gốc trong suy nghĩ người Việt “an cư lạc nghiệp” thì hình phạt cũng phải là “cái ngọn”, kỹ sư Đô nói thêm.

Chị Phạm Thị Ánh Bích, hiện đang công tác tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) lại có một nỗi lo khác. “Việc chúng tôi không có nhu cầu mua nhà sau này và xin rút tiền lại là một chuyện không tưởng với cơ chế nhiêu khê vẫn còn tồn tại như hiện nay. Đó là chưa kể năm nay tôi có dự định mua nhà nhưng hai năm sau tôi lại không có dự định mua nhà, vậy có được rút lại tiền hay không?. Với việc đóng góp như thế, liệu có đủ “góp gió thành bão”?. Tôi không biết đến khi nào mới mua nổi nhà, đấy là chưa kể giá nhà đất ngày càng tăng một cách chóng mặt?. Bao nhiêu dự án nhà giá thấp cho người có thu nhập thấp, chẳng hiểu đến nay đã có bao nhiêu người thực sự mua được nhà?. Tôi nghĩ, ý tưởng hay nhưng khó khả thi. Đây chắc là ý tưởng nhằm cứu nguy cho dự án nhà cho người thu nhập thấp sắp bị phá sản hiện nay”.

“Tự nguyện” sẽ chẳng ai mặn mà


Theo đánh giá của các chuyên gia, do hình thức tham gia quỹ là tự nguyện, không bắt buộc, nên sẽ chẳng mấy ai thực sự “mặn mà”. Hơn nữa, trong điều kiện thu nhập của công chức hiện nay chưa thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu, việc “tự nguyện” tham gia Quỹ là quá xa vời. Họ đã phải oằn lưng gánh đủ các loại phí, liệu có “đủ sức” để tiếp tục tham gia vào cuộc chơi này hay không?. Một chuyên gia kinh tế từng thừa nhận: “Nếu tỷ lệ người tự nguyện tham gia quá nhỏ, Quỹ sẽ không thể hình thành chứ chưa nói đến việc phát huy hết tác dụng như mục tiêu đề ra ban đầu”.

Trao đổi với Người đưa tin, ông Nguyễn Văn Đực (phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, PGĐ Cty TNHH Địa ốc Đất Lành) tính toán: Với mức giá thấp nhất của căn hộ hiện nay là xấp xỉ 1 tỉ đồng, để đóng khoảng 30% giá trị tiền mua căn hộ, trong vòng 5 năm người tham gia sẽ phải đóng khoảng 300 triệu đồng, tính ra mỗi tháng sẽ phải đóng khoảng 5 triệu đồng. Thực tế, tổng thu nhập của công chức hiện nay chỉ khoảng 5-6 triệu đồng/tháng, chưa trừ chi phí sinh hoạt. Rõ ràng, đóng khoảng 5 triệu đồng/tháng là rất khó khả thi. “Muốn có nhà phải là người có thu nhập khá chứ không phải thu nhập thấp được, tức là mỗi tháng người tham gia đóng 5 triệu đồng thì thu nhập ít nhất phải là 10 triệu đồng. Lao động có thu nhập thấp sẽ phải chấp nhận ở nhà thuê, khi mà 95% mức lương đổ dồn vào ăn mặc đi lại và thuê nhà”, ông Đực nói.

Vị phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho rằng, việc chia quỹ tiết kiệm nhà ở thành hai mô hình áp dụng cho những nhóm đối tượng khác nhau khiến hình thức trở nên rườm rà. Thay vì chia thành hai mô hình như Bộ Xây dựng đề xuất, nên thành lập một quỹ chung với tên gọi Quỹ Tiết kiệm nhà ở, với nhiều gói áp dụng cho từng đối tượng khác nhau. Điều này sẽ tránh việc nhầm lẫn và gây khó hiểu cho người tham gia. Theo đó, người có thu nhập thấp nếu có nhu cầu có thể vay khoảng vài trăm triệu đồng, vừa sức để mua nhà, người có thu nhập khá hơn có thể dự kiến vay tới con số tiền tỉ. Và mỗi đối tượng khác nhau sẽ áp dụng những gói cho vay khác nhau với những quy định chung của quỹ.

Cũng theo phân tích của đại diện một số doanh nghiệp, nếu có những căn hộ với giá khoảng 500 triệu đồng thì trong vòng 5 năm, người tham gia phải đóng số tiền khoảng trên 160 triệu đồng. Tính ra, mỗi tháng, người dân sẽ phải móc hầu bao đóng góp một khoản tiền khoảng trên 2,5 triệu đồng. Với mức này, một số đối tượng có thu nhập từ 5 tới 7 triệu đồng mỗi tháng mới có thể có cơ hội sở hữu nhà ở. Như vậy, đề án quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ khả thi hơn nếu có điều kiện kèm theo là Bộ Xây dựng cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các căn hộ có diện tích nhỏ với giá bán chỉ vài trăm triệu đồng.
Tự đề xuất, tự quản lý quỹ... dễ sinh tiêu cực

Chuyên gia kinh tế TS.Phạm Chi Lan bày tỏ lo ngại về nguy cơ nảy sinh tiêu cực trong quá trình vận hành. TS.Lan đánh giá cao ý tưởng của Bộ Xây dựng song bà lo ngại về tính khả thi. Tính minh bạch trong quản trị của Việt Nam chưa cao, vấn đề tham nhũng rất khó tránh khỏi. Nếu quản lý lỏng lẻo sẽ rất dễ nảy sinh tiêu cực. “Không phải ai cũng tin tưởng vào tính hiệu quả của Quỹ. Để đảm bảo Quỹ được quản lý và vận hành đúng mục đích, tránh tiêu cực tham nhũng thì cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ”, bà Lan nói.

Cũng theo TS.Lan, cơ quan nào sẽ “cầm cân nảy mực”, làm vai trò quản lý quỹ cùng là một vấn đề quan trọng. Việc Bộ Xây dựng tự đề xuất rồi tự quản lý Quỹ e rằng không ổn, bởi lẽ, đây là nghiệp vụ huy động tiết kiệm và cho vay tài chính, như vậy sẽ trái tay. Chưa kể, Bộ chủ trì rồi quản lý Quỹ cũng dễ phát sinh tiêu cực. Do đó, Bộ Xây dựng chỉ nên tập trung quản lý về mặt chuyên môn, đưa ra đề xuất sử dụng nguồn vốn của Quỹ, còn vấn đề tài chính nên giao cho một ngân hàng thì tốt hơn.
Theo Người Đưa Tin



THỊ TRƯỜNG BĐS: HẤP DẪN KHI... LÃI SUẤT GIẢM?

Báo cáo mới nhất của CBRE Việt Nam cho thấy đã xuất hiện những dấu hiệu hỗ trợ giúp thị trường phục hồi. Bằng chứng là người mua có vẻ quay trở lại với số lượng khách hỏi tăng lên, đặc biệt thị trường cũng trở nên hấp dẫn khi lãi suất giảm.
 
Với những người có ý định mua căn hộ phù hợp mà chưa thực sự tìm kiếm thì đây là thời điểm tốt để bắt đầu

Báo cáo cũng cho rằng chưa thể khẳng định thị trường sẽ sớm đảo chiều khi tương lai của nền kinh tế vẫn chưa rõ ràng. Lời khuyên được các chuyên gia cao cấp CBRE đưa ra là chủ đầu tư cần tiếp tục bám sát thị trường nhằm có được lợi thế đón đầu. Với những người có ý định mua căn hộ phù hợp mà chưa thực sự tìm kiếm thì đây là thời điểm tốt để bắt đầu. Từ khi tìm hiểu đến lúc chốt hợp đồng sẽ mất nhiều thời gian và người mua có thể lỡ thời điểm tốt nhất nếu tiếp tục chờ đợi. Ngoài ra, giá bán thấp cũng có rủi ro tiềm ẩn, do đó người mua cần cân nhắc kỹ cả hai yếu tố giá cả và chất lượng.

Chủ đầu tư đổi chiến lược

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, trong quý II/2012, thị trường chung cư ghi nhận 1.700 căn hộ chào bán mới, tăng nhẹ so với nguồn cung dè dặt của quý I gồm 1.100 căn. Mức tăng nguồn cung này chủ yếu đến từ các chủ đầu tư kỳ vọng thị trường cải thiện sau khi lãi suất giảm liên tiếp từ 14% xuống 9% chỉ trong 3 tháng. Tuy nhiên, hầu hết các chủ đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng, do 3.000 căn được cung cấp mới trong nửa đầu năm 2012 là mức rất khiêm tốn so với 25.000 căn của cả năm 2011.

Giá sơ cấp tiếp tục ở mức thấp với 100% số căn chào bán mới có giá dưới 30 triệu đồng/m2 và một nửa số này có giá dưới 20 triệu đồng/m2. Với nỗ lực thu hút người mua không đi kèm chiếu khấu giá bán trực tiếp, một số chủ đầu tư đã áp dụng chiến lược mới bằng cách thêm lựa chọn bàn giao thô hoặc gói nội thất liền tường cơ bản thay vì hoàn thiện đầy đủ nhằm giảm giá bán lên tới 30%. Biện pháp này bước đầu đã phát huy tác dụng do lượng khách hàng tiềm năng được mở rộng tới cả những người có ngân sách hạn chế hơn. Một chiến lược khác tận dụng được các đợt giảm lãi suất liên tiếp gần đây là việc chủ đầu tư hỗ trợ người mua với lãi suất vay mua nhà. Trong khoảng thời gian ưu đãi, lãi suất này có thể xuống đến mức 6 - 7%/năm, so với mức thị trường hiện tại là 15%.

Một diễn biến mới trong thị trường quý này là xu hướng người mua đã cân nhắc giá cả đi kèm rủi ro. Trong vài quý trở lại đây, người mua chủ yếu quan tâm đến khoảng giá dưới 20 triệu đồng/m2, khoảng giá xuất hiện ngày càng nhiều do các chủ đầu tư cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, những dự án như vậy thường đang trong giai đoạn khởi công và về sau có tốc độ xây dựng khá chậm. Điều này đã hướng mối quan tâm của người mua sang khoảng giá 30 triệu đồng/m2 tại những dự án đã hoàn thiện khối móng và có tiến độ xây dựng rõ ràng. Nói cách khác, người mua đang chấp nhận mức giá cao hơn để đổi lại rủi ro thấp hơn và cam kết tin cậy hơn từ chủ đầu tư.

Trên thị trường thứ cấp, giá chào bán chứng kiến mức sụt giảm theo quý lớn nhất kể từ khi giá cả bắt đầu trượt dốc vào quý II/2011. So với đợt khủng hoảng thị trường nhà đất gần đây nhất vào năm 2008, tình hình thị trường 2011 - 2012 trầm trọng hơn cả về thời gian kéo dài và mức độ trầm trọng. Điều này khiến nhiều người tự hỏi đây đã phải đáy thị trường?

Khoảng 9.000 căn biệt thự, liền kề được hoàn thiện

Đối với phân khúc nhà đất trong các khu đô thị, vấn đề thanh khoản tiếp tục là áp lực khiến giá chào bán thứ cấp giảm. Xu hướng giảm giá diễn ra ở hầu khắp các khu vực quận huyện, trong đó mức giảm lớn nhất lên tới 30% so với quý trước được ghi nhận tại một số dự án tại huyện Mê Linh - khu vực có tiến độ xây dựng chậm và cơ sở hạ tầng còn thiếu. Các tín hiệu vĩ mô tích cực như cắt giảm lãi suất và chính sách tín dụng nới lỏng hơn cho khu vực bất động sản vẫn chưa cho thấy nhiều tác động do các nhà đầu tư, đầu cơ từ giai đoạn trước vẫn đang tiếp tục tìm cách cắt lỗ.
Năm 2012, dự kiến một lượng lớn khoảng 9.000 căn biệt thự và nhà liền kề trong các khu đô thị được hoàn thiện

Về nguồn cung, trong thời gian gần đây các chủ đầu tư dường như bắt đầu có những động thái chiến lược mới để thích ứng với điều kiện thị trường đang thay đổi. Gần đây Sudico (chủ đầu tư một số dự án khu đô thị tại Hà Nội, trong đó có dự án Khu đô thị Nam An Khánh) đã tuyên bố sẽ “xây dựng trước khi chào bán sản phẩm”, cho thấy ví dụ về việc các chủ đầu tư định hướng dài hạn hơn và chú trọng đến các hoạt động marketing, tạo dựng thương hiệu, cũng như đảm bảo chất lượng dự án hơn trước đây.

Trong quý này, một số chủ đầu tư, cả trong và ngoài nước đã thể hiện cam kết với dự án của mình thông qua các hoạt động như tiếp tục triển khai dự án (giai đoạn 2 dự án Splendora) hay hoàn thiện dự án (bàn giao nhà giai đoạn I dự án Khu đô thị An Hưng).

CBRE ước tính, năm 2012 một lượng lớn khoảng 9.000 căn biệt thự và nhà liền kề trong các khu đô thị được hoàn thiện. Tuy nhiên, khoảng 30 - 40% trong số này sẽ không hoàn thiện đúng tiến độ, trong khi các căn hoàn thiện sẽ ít người vào ở. Tình trạng các khu đô thị mới vắng bóng người ở một phần là do nhiều người sở hữu là các nhà đầu tư, đầu cơ không có nhu cầu ở thật và một phần là do các cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích còn thiếu tại các khu đô thị này. Vấn đề đồng bộ hạ tầng tiện tích, khi được cung cấp đầy đủ có thể sẽ giúp giải quyết vấn đề thanh khoản.
Theo DĐDN


TP.HCM: ĐÁNH SỐ NHÀ THEO QUY CHẾ MỚI

Quy chế đánh số và gắn biển số nhà mới do UBND TP.HCM ban hành đã có hiệu lực. Tuy nhiên, nhiều người dân phản ánh, họ vẫn chưa biết thủ tục để được cấp mới số nhà ra sao? Những khu vực nào, trường hợp nào được cấp mới?...
Đó là các khu dân cư mới xây dựng chưa đánh số nhà; khu dân cư hiện hữu nhưng số nhà không trật tự; nhà trên các tuyến đường mới được đặt, đổi tên đường và tổ chức, cá nhân có yêu cầu sẽ được đánh và gắn biển số nhà mới thống nhất mẫu biểu số nhà về kích cỡ, màu sắc. Riêng nhà ở, công trình xây dựng không phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì không được đánh số và gắn biển số nhà.

Toàn thành phố được chia làm ba khu vực có cách xác định gốc chuẩn (vị trí đầu đường) của các con đường và chiều đánh số nhà khác nhau. Cụ thể: các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, một phần huyện Bình Chánh chiều đánh số nhà là Đông – Tây, Nam – Bắc, gốc chuẩn là đầu đường ở gần kênh Đôi – kênh Tẻ. Khu vực các quận 2, 9, Thủ Đức chiều đánh số nhà là Tây – Đông, Nam – Bắc, gốc chuẩn là đầu đường ở gần sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Khu vực các quận 7, 8, Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, một phần huyện Bình Chánh chiều đánh số nhà là Đông – Tây, Bắc – Nam. Trong đó, gốc chuẩn của các con đường ở quận 8 là đầu đường gần sông Sài Gòn và kênh Tẻ – kênh Tàu Hủ – Rạch Nhảy; gốc chuẩn của các con đường ở quận 7, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh là đầu đường nằm gần sông Sài Gòn và kênh Đôi – kênh Tẻ.

Đối với biển số nhà mặt tiền đường, nhà trong hẻm, biển số căn hộ, biển số tầng nhà, biển số cầu thang thì đánh theo nền biển số màu xanh lam sẫm, chữ và số màu trắng, đường chỉ viền màu trắng, được làm bằng mica dày 5mm.

Đối với biển tên chung cư, cư xá và lô chung cư, dãy cư xá, chủ đầu tư thiết kế cụ thể cho từng dự án nhằm đảm bảo tính hài hoà và vẻ mỹ quan cho các khu chung cư, cư xá và lô chung cư trong dự án.
Số nhà trên một trục đường chính, đường nội bộ, đường hẻm được đánh liên tục không phân biệt ranh giới hành chính (phường, xã, thị trấn, quận, huyện) và đánh theo dãy số tự nhiên theo hướng tăng dần tính từ gốc chuẩn (hoặc đầu đường) của trục đường chính, đường nội bộ, đường hẻm. Nhà bên trái đánh số lẻ, nhà bên phải đánh số chẵn. Về chiều đánh số nhà: đường hướng về gốc chuẩn (hướng tâm) chiều đánh số nhà là chiều từ gốc chuẩn trở ra. Đối với đường vành đai chiều đánh số nhà ngược chiều quay kim đồng hồ. Các loại đường khác chiều đánh số nhà bắt đầu từ nhà sát với đường có lộ giới lớn nhất; các đường song song nhau thì lấy theo chiều đánh số nhà của đường có lộ giới lớn nhất. 

* Vậy tổng cộng có khoảng bao nhiêu căn nhà nằm trong đối tượng đổi số lần này, thưa ông?

Theo chủ trương của UBND TP.HCM, chỉ những căn nhà hoặc khu dân cư thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này mới phải thực hiện việc đánh số mới hoặc điều chỉnh số nhà cho khoa học. Theo đó, những khu vực nào số nhà lộn xộn sẽ được đánh số lại cho khoa học, hầu hết số nhà đã tồn tại trong các khu dân cư hiện hữu mà có trật tự ổn định thì vẫn giữ nguyên, không phải đổi số theo quy chế.

* Những đơn vị nào thực hiện việc đánh số nhà lần này? Thời gian bắt đầu thực hiện là khi nào?

UBND các quận, huyện là đơn vị chịu trách nhiệm việc đánh số và đổi số nhà cho dân. Việc đánh, đổi số nhà mới được thực hiện từ ngày 10.6.2012. 

* Người dân vẫn than phiền là thủ tục đổi, đánh số nhà mới còn nhiều nhiêu khê, gây khó khăn cho dân. Vậy thủ tục lần này có gì cải tiến, thưa ông?

Việc đánh số và cấp số nhà được thực hiện theo hai phương thức. Nếu cấp theo kế hoạch thì do UBND cấp quận, huyện thực hiện. Cấp theo yêu cầu thì tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi đơn đăng ký đến UBND quận hoặc UBND xã, thị trấn để được cấp mới theo quy định. Việc giải quyết cấp số nhà theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân không phải là thủ tục hành chính mà chỉ giải quyết một yêu cầu hành chính.
DatBinhDuonggiare.com - Theo Sài Gòn Tiếp Thị 

VIDEO CLIP: BÌNH DƯƠNG TỔ CHỨC TRỌNG THỂ LỄ CÔNG BỐ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

Tối 27-6, tại Thành phố mới Bình Dương, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN thị xã Thủ Dầu Một đã long trọng tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Thủ Dầu Một.
Đến dự buổi lễ có Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng phu nhân, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, Văn phòng 2 Trung ương Đảng, Chính phủ; đại biểu Quốc hội, lãnh đạo UBND TP.HCM, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An; Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Indonesia, Phó lãnh sự Canada, Lào; đại diện Hiệp hội thương mại trong và ngoài nước. Về phía tỉnh Bình Dương có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Minh Sang, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các đồng chí lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân Thủ Dầu Một. 
Xem Xem Video Clip:

 Lễ công bố thành lập thành phố Thủ Dầu Một kết thúc bằng màn bắn pháo hoa hoành tráng dưới sự chứng kiến của đông đảo nhân dân thành phố.
DatBinhDuonggiare.com - Theo Báo Bình Dương 

CHÍNH THỨC CÔNG BỐ THÀNH LẬP THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

Tối 27-6, tại Thành phố mới Bình Dương, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN thị xã Thủ Dầu Một đã long trọng tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Thủ Dầu Một.Trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Thủ Dầu Một.
Đến dự buổi lễ có Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng phu nhân, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, Văn phòng 2 Trung ương Đảng, Chính phủ; đại biểu Quốc hội, lãnh đạo UBND TP.HCM, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An; Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Indonesia, Phó lãnh sự Canada, Lào; đại diện Hiệp hội thương mại trong và ngoài nước. Về phía tỉnh Bình Dương có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Minh Sang, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các đồng chí lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân Thủ Dầu Một. 
 
 Nhận quyết định lên thành phố Thủ Dầu Một.
Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một Nguyễn Thành Tài đã báo cáo tóm tắt về quá trình xây dựng và phát triển thành phố qua các thời kỳ, từ ngày Thủ Dầu Một được Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ quyết định thành lập 2 xã Phú Cường và Chánh Hiệp đến nay. Với sự nỗ lực vượt bậc, không ngừng trong các thời kỳ trên tất cả các lĩnh vực, Thủ Dầu Một đã được thành lập thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại II) theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 2-5-2012 của Chính phủ và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng II. 
 
 Thừa ủy nhiệm Chủ tịch nước,  Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Minh Sang (ảnh phải) trao Huân chương Lao động hạng II cho Thủ Dầu Một.
Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 11.866,61ha và 244.277 nhân khẩu; 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ, Hòa Phú, Phú Tân và các xã: Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An. Địa giới hành chính thành phố Thủ Dầu Một: Đông giáp huyện Tân Uyên; Tây giáp huyện Củ Chi (TP.HCM); Nam giáp thị xã Thuận An; Bắc giáp huyện Bến Cát.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đã nhiệt liệt chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, ghi nhận sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và các sở ban ngành đã phối hợp, hỗ trợ cho sự phát triển của thành phố trong thời gian qua; biểu dương và trân trọng cảm ơn các doanh nghiệp, toàn thể nhân dân đã đóng góp tích cực, thiết thực vào quá trình xây dựng của Thủ Dầu Một. Đồng thời, đề nghị tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ngay sau khi lên thành phố. 
 
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (ảnh trái) tặng lẵng hoa
chúc mừng.
Nhân dịp này, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao lẵng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thủ Dầu Một.
Cũng tại buổi lễ, ban lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một chính thức ra mắt. Công bố Nghị quyết về việc thành lập Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một trực thuộc Đảng bộ tỉnh Bình Dương; công bố quyết định chuyển đổi tổ chức bộ máy thị xã Thủ Dầu Một thành tổ chức bộ máy thành phố Thủ Dầu Một. Tập đoàn Tokyu Nhật Bản cũng ký kết hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông bằng xe buýt, tàu điện với Tập đoàn Becamex IDC. 
 
Bắn pháo hoa chúc mừng Thủ Dầu Một chính thức lên thành phố.
Lễ công bố thành lập thành phố Thủ Dầu Một kết thúc bằng màn bắn pháo hoa hoành tráng dưới sự chứng kiến của đông đảo nhân dân thành phố.
Dat Binh Duong giare.com - Theo Báo Bình Dương

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Dòng tiền thông minh đang hướng vào bất động sản



Sau nhiều thông tin hỗ trợ, cả chủ đầu tư và khách hàng đang có những động thái nhằm đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường BĐS.


Tung hàng đón đầu xu hướng

Sau thời gian dài “án binh”, từ giữa tháng 5 trở lại đây, nhiều chủ đầu tư bất động sản phía Nam đã tung hàng ra thị trường.

Ở TP. HCM, hàng loạt dự án đã công bố mở bán như Dự án Tropic Garden tại phường Thảo Điền (quận 2) do CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc Nova (Novaland) làm chủ đầu tư; Dự án căn hộ The Eastern trên đường Liên Phường (quận 9, TP. HCM) do liên doanh Công ty TNHH Hùng Việt (Việt Nam) và KRDF03 (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư; Dự án căn hộ Tân Mai (quận Bình Tân) của CTCP Đầu tư xây dựng Tân Bình và mới đây nhất là dự án Cheery 2 Aparment của Công ty Địa ốc Hoàng Quân… Không chỉ ở TP. HCM, tại các tỉnh lân cận TP. HCM như Đất Đồng Nai, Đất Bình Dương, nhiều dự án cũng đã chính thức được “trình làng”.

Ghi nhận của ĐTCK từ các đơn vị mở bán dự án, hầu hết đều có chung nhận định, thị trường đã có chuyển biến tích cực hơn. Bà Võ Thúy Anh, Phó tổng giám đốc Novaland chia sẻ, sau hơn 2 tuần mở bán 100 sản phẩm đầu tiên của Dự án Tropic Garden, kết quả thu được ngoài sự mong đợi. Còn với Dự án căn hộ The Eastern, theo thông tin từ chủ đầu tư, tuy cuối tháng 6 này Dự án mới chính thức công bố chào bán, nhưng hiện đã có khá nhiều khách hàng quan tâm và đặt chỗ.

Phản ánh rõ nhất cho sự chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản phía Nam chính là các dự án đất nền có giá thấp ở các tỉnh lân cận TP. HCM.

Nguồn tin từ Công ty Tấc Đất Tấc Vàng, đơn vị phân phối chính thức Dự án Green River Mỹ Phước 4, Bình Dương cho biết, sau gần 3 tuần mở bán Tổ hợp thương mại của Dự án Green River City, toàn bộ 200 sản phẩm được tung ra đợt này đã được khách hàng đăng ký mua tại sàn giao dịch bất động sản.

“Lần đầu tiên từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản Bình Dương chứng kiến sự quan tâm mạnh mẽ của khách hàng. Đây là tín hiệu cho thấy, thị trường giao dịch bất động sản bình dương đang trên đà phục hồi”, ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tấc Đất Tấc Vàng nhận định và cho rằng, sự chuyển biến tích cực của thị trường cho thấy tâm lý khách hàng đã bình ổn trở lại. Bởi xét ở góc độ tài chính, suất đầu tư của Dự án Green River khá mềm, phương án thanh toán linh hoạt, nên thực tế nhà đầu tư không cần phải sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, thông tin về giảm lãi suất, ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản… đã tạo cho nhà đầu tư tâm lý tin tưởng vào sự phục hồi của thị trường, nên quyết định mua để đón đầu xu hướng.

Mới chỉ dừng lại ở tâm lý

Theo đánh giá của giới kinh doanh địa ốc, tâm lý khách hàng chính là yếu tố khiến thị trường sôi động hơn. Thời gian qua,lãi suất huy động đã liên tục giảm từ 14%/năm xuống còn 9%/năm, tuy nhiên lãi suất cho vay vẫn còn rất cao từ 17% - 18%/năm và việc tiếp cận nguồn vốn cũng không mấy dễ dàng.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nhận định, đây là cơ hội tốt để đầu tư bất động sản giá rẻ, nên đã quyết định xuống tiền.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Hưng Gia Việt cho biết, tuy thời gian gần đây, các ngân hàng đã có thiện chí trong việc cho vay, nhưng mức lãi suất cho vay để mua bất động sản vẫn phổ biến ở mức 17% - 18%/năm, có ngân hàng cho vay 15% - 17%/năm, nhưng kèm theo điều kiện khắt khe. “Đây là mức lãi suất quá cao đối với những người có nhu cầu mua nhà để ở”, bà Hương nhận định và hy vọng, thời gian tới, mức lãi suất này sẽ dần được hạ thêm.

Theo ông Nguyễn Duy Minh, Phó tổng giám đốc thường trực Công ty Bất động sản Hưng Thịnh (Hung Thinh Land), lãi suất huy động giảm là tín hiệu khả quan cho thị trường. “Với mức trần lãi suất huy động được đưa xuống 9%/năm như hiện nay, thì kênh gửi tiền kiệm không còn hấp dẫn, vì vậy, dòng tiền sẽ tìm đến các kênh đầu tư khác, trong đó, kênh đầu tư bất động sản vốn là kênh đầu tư ưa thích bấy lâu nay của nhiều nhà đầu tư”, ông Minh nhận định.

Theo Đầu Tư Chứng Khoán



Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Cấp xong sổ đỏ trong năm 2013?


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang cho rằng, phải đến năm 2015 mới có thể cơ bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước.


Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không đồng ý với thời hạn trên và yêu cầu phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân cơ bản xong trong năm 2013.


Trong thời gian qua, đất đai là lĩnh vực phát sinh khiếu kiện nhiều nhất

Là người đăng đàn chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề nghị, Bộ trưởng Quang cho biết giải pháp cụ thể để giải quyết những bất cập trong vấn đề giao đất, đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất đang gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Liên quan đến vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.

Bộ trưởng Quang cho rằng, trong cơ chế bao cấp, vấn đề đất đai không có diễn biến quá phức tạp. Khi thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì những diễn biến phức tạp từ giải quyết vấn đề đất đai từ thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức tái định cư… diễn ra ở tất cả các địa phương. Đặc biệt là đối với các địa bàn, vùng đô thị, các vùng liên quan đến khu công nghiệp và các cụm công nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Quang, trước hết là do việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tổ chức để tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án chưa đảm bảo dân chủ, công khai, bình đẳng. Mặt khác, công việc này được tiến hành chưa kiên quyết, trong đó có liên quan đến vấn đề lợi ích, nhất là lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người sử dụng đất.

Ngoài ra, giá đất tính bồi thường còn thấp. Bên cạnh đó, chưa chú trọng đến vấn đề có quy định bắt buộc để xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất, chưa chú trọng trong việc tạo việc làm mới, chuyển nghề cho người có đất bị thu hồi. Một nguyên nhân khác là năng lực và đội ngũ cán bộ làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tổ chức tái định cư có mặt hạn chế nhất định. Những bất cập trên dẫn đến khiếu kiện và số vụ khiếu kiện kéo dài còn nhiều.

Cũng theo ông Quang, sau khi có Nghị định 69, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã có những bước tiến đáng kể trong ổn định đời sống, đào tạo nghề đối với người dân có đất bị thu hồi.

“Chúng tôi cho rằng, mặt được ở đây là đã giải quyết tương đối cơ bản vấn đề mà người dân đặt ra hiện nay, trong đó có liên quan đến vấn đề giá đất, liên quan đến bồi thường và liên quan đến vấn đề hỗ trợ. Quyền lợi của người có đất bị thu hồi so với trước đây đã được cải thiện hơn rất nhiều, người dân đồng tình hơn”, ông Quang nói.

Tuy nhiên, ông Quang cũng thừa nhận, cơ chế tự thỏa thuận sẽ tạo vấn đề về chênh lệch giá giữa nhà đầu tư và người dân có đất khi thỏa thuận với nhau, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, ông Quang cho rằng, tới đây, khi sửa luật hoặc các nghị định cần xem xét lại việc thay thế quy định các nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân bằng việc Nhà nước tiến hành thu hồi để điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư. 

Ở một góc nhìn khác, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh, hiện nay, trên cả nước có nhiều dự án đã có quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền mà chậm hoặc không triển khai từ 12 - 24 tháng, gây lãng phí trong việc sử dụng đất. Theo quy định thì những dự án này sẽ bị thu hồi, nhưng trên thực tế rất khó thực hiện. Vậy Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp gì để thực thi quy định này?

Theo Bộ trưởng Quang, từ năm 2010 trở về trước, kinh tế Việt Nam phát triển tương đối mạnh, cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất đai được huy động cho yêu cầu phát triển của đất nước rất lớn. Những kết quả đã đạt được như phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án… của các địa phương. Nhưng tình hình lãng phí đất đai hiện nay chủ yếu là do lạm phát, dẫn đến khó khăn đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng dự án, đã nhận đất, nhưng không triển khai được.

Trước thực trạng trên, nhiều địa phương khá lúng túng trong việc giải quyết những trường hợp chậm trễ triển khai dự án, vì nhiều doanh nghiệp đã có đầu tư vào đất rồi, nếu thu hồi theo quy định của luật thì phải bồi thường cho doanh nghiệp ra sao?

“Hiện nay, chúng tôi đang tổng hợp tình hình này ở các địa phương, sau đó sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp xử lý”, ông Quang nói và nêu quan điểm, có thể tới đây, luật cần quy định, nếu các nhà đầu tư đã nhận đất rồi mà không làm, quá thời gian quy định thì Nhà nước sẽ thu hồi và không bồi thường. 

Theo ĐTCK



Vn Bất Động Sản | Ban Dat Binh Duong | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Ca sĩ chính nhóm Westlife phá sản vì kinh doanh nhà đất


Shane Filan - một trong những ca sĩ chính của nhóm nhạc Ireland nổi tiếng Westlife - vừa tuyên bố phá sản sau khi nợ tới 28 triệu USD vì kinh doanh bất động sản thua lỗ.


Shane Filan phá sản vì kinh doanh bất động sản thua lỗ - Ảnh: The Irish Sun

Shane Filan đã rơi vào tình trạng khó khăn sau khi Công ty bất động sản Shafin Developments do anh và người anh trai Finbarr cùng đầu tư chung vay ngân hàng khoản tiền lớn để đổ vào các dự án xây dựng nhà ở, nhà dưỡng lão và siêu thị.

Tuy nhiên, ngành bất động sản “đóng băng” đã khiến một loạt dự án này bị ngưng trệ và Shane không thể thanh toán nổi khoản nợ 28 triệu USD.

Vì vậy, đầu tuần vừa qua Tòa án Kingston County (Anh) đã tuyên bố nam ca sĩ này phá sản.

Chia sẻ về tình hình tài chính của mình, Shane Filan cho biết: “Cùng với các chuyên gia tài chính và pháp luật, tôi đã mất hàng tháng trời để tìm ra những phương án giải quyết vấn đề, tránh cho việc phá sản không xảy ra…. Nhưng kết cục này hoàn toàn khiến tôi kiệt sức”.

Là thành viên của một trong những nhóm nhạc nổi tiếng khắp thế giới, Shane Filan từng chia sẻ với nhóm Westlife số tài sản lên tới 48,2 triệu USD nhưng mới đây anh đã phải bán đi chiếc xe Aston Martin của mình với giá chỉ hơn 500.000 USD.

Chàng ca sĩ 32 tuổi này cho biết trước mắt anh sẽ tập trung vào chuyến lưu diễn chia tay cùng với nhóm Westlife trước khi bắt đầu sự nghiệp đơn ca để “xây dựng tương lai cho vợ và ba đứa con” của mình.

Dự kiến những đêm diễn nói trên sẽ mang về cho Shane khoảng 6,2 triệu USD. 

Theo contactmusic/ TTO

Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat | Nhà Đất Bình Dương

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Bất động sản và mối quan hệ hữu cơ


Bất động sản (BĐS) và mối quan hệ với ngân hàng, lạm phát, phát triển kinh tế, an sinh xã hội trong tái cấu trúc nền kinh tế.

Gần đây có nhận định cho rằng, Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ như công nghệ lạc hậu, hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nhân lực trình độ thấp, vốn còn hạn chế… Song nếu chúng ta có giải pháp thích hợp, khắc phục được những nguy cơ trên thì đó lại là cơ hội, tạo thêm động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, việc làm, tạo ra những giá trị gia tăng mà các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Singapore… không có được.

Nguy cơ từ BĐS giá cao

Về kinh tế, có lẽ nguy cơ lớn nhất hiện nay là chúng ta “chưa quyết liệt giải quyết và chưa giải quyết cốt lõi vấn đề BĐS giá cao”. Lý do là, BĐS giá cao thường tạo bong bóng và luôn là nguyên nhân số 1 gây khủng hoảng tài chính quốc gia hoặc toàn cầu. Thế nhưng, một khi chính phủ các nước quyết liệt xử lý hạ nhiệt BĐS thì nền kinh tế sẽ sớm phục hồi. Điều này được kiểm chứng qua thực tế tại một số quốc gia Đông Nam Á năm 1998 và ở Mỹ hiện nay. Do vậy, BĐS giá cao không phải là nguy cơ lâu dài nếu quyết liệt xử lý, mà nguy cơ thực sự nằm ở chỗ có quyết liệt xử lý vấn đề BĐS giá cao hay không. 

Đang có những động thái trong việc hướng các chính sách giải cứu BĐS giúp kinh tế phát triển. Trong những động thái đó, đã có những nhận định cố lờ đi một thực tế là, đầu cơ BĐS đẩy giá cao trong những năm qua là tác nhân quan trọng, dẫn đến những khó khăn cho nền kinh tế hiện nay. Trên thực tế, đầu tư BĐS giá cao còn dẫn đến các nguy cơ mang tính cốt lõi dưới đây:

Thứ nhất, vốn đầu tư bị hút vào lĩnh vực BĐS vừa làm tăng bong bóng BĐS, vừa gây ra tình trạng thiếu vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Kết quả là, sản xuất hàng hoá giảm, lạm phát tăng, nền kinh tế thiếu tiền (do vốn quay vòng chậm) và giảm đà tăng trưởng, số việc làm giảm, lãi suất tăng.

Thứ hai, các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh BĐS sẽ không dồn sức phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính (thực tiễn 2007 - 2011 đã cho thấy điều đó). Hệ quả là, hàng hoá tăng giá, việc làm giảm, năng lực kinh tế quốc gia suy yếu, lạm phát bị cộng hưởng, kinh tế đình đốn, tình hình an sinh xã hội bị tác động tiêu cực.

Thứ ba, BĐS giá cao sẽ khiến bài toán vốn cho phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị ngày càng phức tạp; vấn đề nhà ở ngày càng khó giải quyết, diện tích đất nông nghiệp và tài nguyên môi trường luôn bị đe doạ, doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ phải chịu thêm nhiều chi phí. Đó là chưa kể, BĐS giá cao sẽ trực tiếp làm tổn hại tới năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ tư, BĐS được duy trì giá cao sẽ khiến hệ thống ngân hàng phụ thuộc nhiều hơn vào sức khoẻ của thị trường BĐS, kéo theo đó là rủi ro trong hệ thống ngân hàng tăng mạnh. Nếu không cương quyết xử lý vấn đề này thì sẽ xuất hiện khủng hoảng tài chính tầm quốc gia.

Tựu trung, để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, cần lưu ý các quan điểm sau:

Một là, không thể phát triển kinh tế bền vững nếu duy trì BĐS giá cao.

Hai là, không thể bảo vệ giá BĐS để hỗ trợ hệ thống tài chính ngân hàng

Ba là, không thể giải quyết vấn đề BĐS - ngân hàng riêng lẻ, mà phải giải quyết toàn cục vấn đề lạm phát – ngân hàng – tăng trưởng kinh tế - an sinh xã hội.

Đề xuất hướng giải quyết

Hình 1 cho thấy, tỷ lệ tín dụng/GDP có xu hướng ngày càng tăng, ngay cả năm 2011 (là năm Chính phủ siết mạnh quản lý tiền tệ), tỷ lệ này vẫn tăng. Sự gia tăng tỷ lệ tín dụng/GDP giai đoạn 2006 – 2011 cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa CPI và tăng trưởng tín dụng, song mức tăng lại không tương xứng, trong đó có nguyên nhân quan trọng là đầu cơ vào BĐS quá lớn. Thực trạng đó khiến nền kinh tế ngày càng thâm dụng vốn, mặc dù chúng ta đưa ra khá nhiều giải pháp để gia tăng giá trị sản xuất.

Nhằm khắc phục những bất hợp lý trên, có thể xem việc tăng cung tiền có kiểm soát vào quý II/2012 là giải pháp ngắn hạn quan trọng nhất để kích thích kinh tế, song phải kiểm soát thật chặt, không cho dòng tiền lại chuyển vào đầu cơ BĐS (tham khảo hình 2).

Về ngắn hạn, hướng giải quyết trong năm 2012 có thể là:

Trước hết, thực hiện nghiêm việc xử lý huy động vượt trần lãi suất. Sau nữa, phải giám sát chặt nguồn vốn tín dụng, hướng dòng tín dụng vào cho vay nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ (phi tài chính), tiêu dùng (trừ vay đầu cơ BĐS). Kiên quyết xử lý các hoạt động đảo nợ BĐS sân sau, hoạt động đảo nợ của doanh nghiệp lớn có thể làm trì hoãn tiến trình xử lý BĐS hoặc dung dưỡng mối quan hệ BĐS - ngân hàng để trục lợi nhóm. Cuối cùng, phải chuẩn bị một lượng tiền thích hợp để kịp thời xử lý các ngân hàng yếu kém có dư nợ tín dụng BĐS lớn theo hướng quyết liệt thanh lý BĐS, thu hồi vốn vay. Đây là hoạt động tiên quyết trong việc giải quyết nợ, tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và góp phần hạ nhiệt giá BĐS.

Tất cả các hoạt động này phải được tiến hành đồng bộ, quyết liệt, kết hợp với việc cung tiền trong ngắn hạn và giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nếu làm như trên, thì lượng cung tiền sẽù mạnh hơn các tháng đầu năm, nhưng lạm phát sẽ không tăng cao như năm 2011. Ngoài ra, do dòng tiền tập trung, nên hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng thuận lợi hơn, nguồn vốn sẽ được tăng cường cho khu vực kinh tế thực, lãi suất sẽ ở mức hợp lý hơn.

Một khi các biện pháp trên được thực hiện quyết liệt trong 6 tháng cuối năm, thì kinh tế có thể đi vào xu thế mới trong quý III/2012, tạo hiệu ứng gia tăng sản xuất hàng hoá, tăng việc làm, kích thích tiêu dùng.

Về dài hạn, cần xem việc tập trung hạ nhiệt giá BĐS trong mối quan hệ xử lý nợ BĐS và xử lý nợ của các ngân hàng thương mại như là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững, đồng thời phải thực hiện kiên trì trong vòng 3 - 5 năm.

Hướng xử lý có thể là:

- Quyết liệt thực hiện việc tách hoạt động đầu tư khỏi hệ thống ngân hàng thương mại theo lộ trình. Hình thành hệ thống các định chế tài chính chuyên biệt với hành lang pháp lý rõ ràng, bao gồm ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư….

- Thay đổi nguồn thu tài sản BĐS hiện nay theo hướng tương tự như các nước phát triển đã làm. Giảm thu tiền sử dụng đất để đảm bảo mọi người dân có khả năng tài chính hợp pháp hoá sở hữu nhà, song cần đánh thuế tài sản BĐS hàng năm theo giá thị trường. Mức thuế này đủ cao để điều tiết những người có trên 1 căn nhà, nhưng đủ thấp để người sở hữu có thể khai thác cho thuê và nộp thuế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh BĐS xây nhà cho thuê ở, làm văn phòng… Tại các nước phát triển, mức thuế này dao động từ 0,5 - 2% trên trị giá BĐS.

Như vậy, ngân sách luôn có nguồn tiền hàng năm để phát triển hạ tầng và an sinh xã hội, người giàu có nhiều BĐS sẽ phải nộp thuế BĐS hàng năm, qua đó điều tiết, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội. Lĩnh vực BĐS sẽ được đầu tư khai thác, tạo giá trị gia tăng cho nhà đầu tư và nền kinh tế.

- Chỉ cho phép doanh nghiệp BĐS bán nhà, không cho bán đất nền. Điều này sẽ góp phần giảm tình trạng đầu cơ lướt sóng, bởi doanh nghiệp phải chọn lọc đầu tư theo nhu cầu và BĐS sẽ được sử dụng nhằm tạo ra giá trị để ở hoặc nguồn thu nếu cho thuê.

Tất cả giải pháp trên cần được nghiên cứu đầy đủ, thực hiện đồng bộ, dựa trên quan điểm xoá bỏ việc duy trì BĐS giá cao, với các quy định rõ ràng. Ở đây cũng cần tránh việc áp đặt giá hoặc trợ giá nhà thông qua các chương trình ưu đãi, bởi điều đó sẽ làm méo mó thị trường, hình thành cơ chế bao cấp, xin – cho.


Theo Báo Đầu Tư

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More