Giá đất cao là điểm nghẽn của nền kinh tế
Bao nhiêu tiền bạc đều tập trung vào trả cho giá đất quá cao. Chỉ đổ tiền vào đất thôi thì không nền kinh tế nào phát triển được hết, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, phát biểu trong buổi chất vấn của HĐND TP.HCM hôm nay 13.7Hôm nay, Hội đồng nhân dân đã tập trung chất vấn UBND TP.HCM về chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố (TP).
Trong đó, một số đại biểu (ĐB) đã đặt câu hỏi cho UBND TP về tiến độ các dự án, công trình hạ tầng đô thị phục vụ đời sống dân sinh và việc phát triển kinh tế TP.HCM hiện nay.
ĐB Hoàng Thị Diễm Tuyết hỏi về việc các dự án xây dựng bệnh viện đầu tư còn chậm. “Ngành y tế đã được TP xác định là một trong những ngành trọng tâm đầu tư kỹ thuật, hạ tầng cao. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng của ngành được triển khai xây dựng còn chậm.
Đề nghị UBND nói rõ hơn về nguyên nhân, giải pháp”, ĐB Tuyết chất vấn Trong khi đó, ĐB Đinh Phương Duy lo lắng về thị trường bất động sản trầm lắng, địa ốc đang đóng băng.
Trả lời về vấn đề này, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng bất động sản đóng băng là do giá cao, giảm giá xuống thì sẽ tiêu thụ được thôi.
“Muốn khơi thông, phát triển nền kinh tế thì phải tìm ra điểm nghẽn. Điểm nghẽn của nền kinh tế hiện giờ chính là đất đai: giá đất rất cao”, ông Hà nói.
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi của nhiều ĐB về các dự án, công trình chậm triển khai vì vướng đền bù, giải tỏa.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhận định giá đất rất cao làm cho tất cả các công trình, dự án bệnh viện, trường học, hạ tầng đô thị đều trì trệ, không triển khai được vì gút mắc trong việc bồi thường, áp giá đền bù.
"Bao nhiêu tiền bạc đều tập trung vào trả cho giá đất quá cao. Chỉ đổ tiền vào đất thôi thì không nền kinh tế nào phát triển được hết”, ông Hà nói.
Vì vậy, theo ông, chính sách đất đai phải thay đổi triệt để và tận gốc, tái cơ cấu kinh tế cần tập trung vào tái cơ cấu bất động sản mà nói đúng hơn là phải chấn chỉnh ngành này. Việc cơ cấu lại bất động sản, chính sách đất đai, giá đất cũng sẽ giúp phát triển ngành bất động sản, khơi thông thị trường.
Chiều nay, HĐND đã thông qua Nghị quyết của kỳ họp thứ 5 HĐND TP.HCM khóa VIII và bế mạc kỳ họp.
Trong đó, một số đại biểu (ĐB) đã đặt câu hỏi cho UBND TP về tiến độ các dự án, công trình hạ tầng đô thị phục vụ đời sống dân sinh và việc phát triển kinh tế TP.HCM hiện nay.
Giá đất hiện nay quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân - Ảnh: Trung Hiếu
ĐB Hoàng Thị Diễm Tuyết hỏi về việc các dự án xây dựng bệnh viện đầu tư còn chậm. “Ngành y tế đã được TP xác định là một trong những ngành trọng tâm đầu tư kỹ thuật, hạ tầng cao. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng của ngành được triển khai xây dựng còn chậm.
Đề nghị UBND nói rõ hơn về nguyên nhân, giải pháp”, ĐB Tuyết chất vấn Trong khi đó, ĐB Đinh Phương Duy lo lắng về thị trường bất động sản trầm lắng, địa ốc đang đóng băng.
Trả lời về vấn đề này, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng bất động sản đóng băng là do giá cao, giảm giá xuống thì sẽ tiêu thụ được thôi.
“Muốn khơi thông, phát triển nền kinh tế thì phải tìm ra điểm nghẽn. Điểm nghẽn của nền kinh tế hiện giờ chính là đất đai: giá đất rất cao”, ông Hà nói.
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi của nhiều ĐB về các dự án, công trình chậm triển khai vì vướng đền bù, giải tỏa.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhận định giá đất rất cao làm cho tất cả các công trình, dự án bệnh viện, trường học, hạ tầng đô thị đều trì trệ, không triển khai được vì gút mắc trong việc bồi thường, áp giá đền bù.
"Bao nhiêu tiền bạc đều tập trung vào trả cho giá đất quá cao. Chỉ đổ tiền vào đất thôi thì không nền kinh tế nào phát triển được hết”, ông Hà nói.
Vì vậy, theo ông, chính sách đất đai phải thay đổi triệt để và tận gốc, tái cơ cấu kinh tế cần tập trung vào tái cơ cấu bất động sản mà nói đúng hơn là phải chấn chỉnh ngành này. Việc cơ cấu lại bất động sản, chính sách đất đai, giá đất cũng sẽ giúp phát triển ngành bất động sản, khơi thông thị trường.
Chiều nay, HĐND đã thông qua Nghị quyết của kỳ họp thứ 5 HĐND TP.HCM khóa VIII và bế mạc kỳ họp.
Đề xuất thành lập Sở Công nghệ cao
Nhiều ý kiến ĐB băn khoăn về hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao trong cơ cấu sản xuất, kinh tế của TP.HCM.
Trao đổi với ĐB, ông Lê Mạnh Hà đã đề xuất thành lập Sở Công nghệ cao.
Theo ông Hà, với mục tiêu lớn của TP.HCM là phát triển công nghệ cao thì cần có một cơ quan tham mưu, quản lý xứng tầm mới mang lại hiệu quả.
Ông cho rằng quá trình phát triển công nghệ cao còn nhiều điểm vướng về pháp lý, cơ chế mà hiện các sở, ngành liên quan thỉnh thoảng vẫn nêu lên.
Nhiều ý kiến ĐB băn khoăn về hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao trong cơ cấu sản xuất, kinh tế của TP.HCM.
Trao đổi với ĐB, ông Lê Mạnh Hà đã đề xuất thành lập Sở Công nghệ cao.
Theo ông Hà, với mục tiêu lớn của TP.HCM là phát triển công nghệ cao thì cần có một cơ quan tham mưu, quản lý xứng tầm mới mang lại hiệu quả.
Ông cho rằng quá trình phát triển công nghệ cao còn nhiều điểm vướng về pháp lý, cơ chế mà hiện các sở, ngành liên quan thỉnh thoảng vẫn nêu lên.
Theo Thanh Niên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét