Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Chính phủ sẽ phải bơm mạnh tín dụng?


Thời gian không còn nhiều cho những quyết sách. Phiên họp thường kỳ tháng 6/2012 của Chính phủ có thể sẽ phải nêu ra một chương trình bơm tín dụng “quyết liệt” trong nửa cuối năm nay. Đó cũng là hy vọng cho thị trường bất động sản bình dương đang ngắc ngoải ở “vùng đáy”. 
Ván bài chưa kết thúc

Gần một tháng sau khi Ngân hàng nhà nước ngả “con bài cuối cùng” khi hạ trần lãi suất huy động về 9%, thị trường bất động sản bình dương vẫn hầu như không có chuyển biến đáng kể.

Hà Nội là khu vực mà các nhóm đầu cơ và nhà đầu tư thứ cấp sốt ruột nhất khi mặt bằng giá nhà đất vẫn lơ lửng, luôn có thể lao dốc vào bất cứ thời điểm nào khi các thông tin kinh tế vĩ mô không thuận lợi. Từ tháng 4/2012 đến nay, bất chấp một “sóng” PR kèm khuyến mãi, thị trường nơi đây vẫn gần như bất động. Tại nhiều dự án như Geleximco, Bắc An Khánh, Vân Canh…, tuy mặt bằng giá đất nền dự án đã được mô tả là giảm đến 40-50%, nhưng giao dịch tại các sàn giao dịch bất động sản vẫn nhỏ giọt. Trong khi đó, khu vực phía Đông Hà Nội như Long Biên, Gia Lâm - trước đó được mô tả là có mặt bằng giá đất dự án nhích lên và tăng giao dịch, cũng trở nên trầm lắng trở lại. Còn những vùng trước đây vốn nóng sốt như Mê Linh thì tình hình càng tệ hơn khi thanh khoản hầu như đóng băng.

Đã có những xác nhận về hiện trạng không lấy gì lạc quan của thị trường đất nền Hà Nội. Cũng đã rõ là sau bốn lần hạ lãi suất, sức mua vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu. Tiền trong dân, dù vẫn được Bộ Xây dựng cho là còn đến 20-40 tỷ USD, nhưng vẫn không chịu xuất đầu lộ diện. Ngay cả hiện tượng căn hộ Đại Thanh giá 600 triệu đồng cũng chỉ tạo nên hiệu ứng gợn mặt nước. Phân khúc duy nhất có thể tạo nên đôi chút ấm áp cho thị trường nhà đất Hà Nội chỉ là loại nhà bình dân có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng, phù hợp với nhu cầu mua để ở…



Tháng 11/2012 thị trường bất động sản sẽ gượng dậy?

Ở đầu cầu phía Nam, thị trường bất động sản bình dương đang ấm lên trong khi thị trường bds TP.HCM cũng không khả quan hơn. Ngoài một vài dịch chuyển nhẹ ở khu Đông thành phố này, tập trung vào môt số dự án tại quận 2 và quận 9, bối cảnh chung là hoàn toàn lặng lẽ. Vào cuối tuần trước, như một “đồng thanh tương ứng”, không khí bi quan lại trở về với thị trường bất động sản khi liên tục hiện ra những bài báo mô tả về cận cảnh “chết chùm”, “không lối thoát” - như đã từng được thể hiện quá nhiều lần suốt từ giữa năm 2011 đến nay. Một bản kiến nghị của Hiệp hội bất động sản TP.HCM, trong nhiều lần kiến nghị như thế, cũng chỉ khuấy động lại cơn đau chưa được đại phẫu của thị trường mà thôi.

Phương cách duy nhất: bơm tiền cứu kinh tế

Còn gì để nói sau khi công cụ hạ lãi suất đã gần như thất bại? Công tâm mà xét, lãi suất dù có hạ nhưng dòng tiền thực chảy vào nền kinh tế và vào thị trường bất động sản vẫn khá hạn hẹp. Tại nhiều ngân hàng, lãi suất cho vay mua nhà vẫn đứng ở mức khá cao - từ 16 đến 18%, chưa đủ thuyết phục người dân mạo hiểm thực hiện những khế ước vay mượn. Một lối thoát nho nhỏ như ngân hàng Eximbank tạo ra khi giảm lãi suất cho vay về 7% cũng chưa mang lại hiệu ứng lan tỏa rộng đối với các ngân hàng còn lại. 

Rõ là mọi chuyện đang trở nên khó khăn, và hơn nữa là khó hiểu cho những người nắm giữ tài sản bất động sản. Trong số đó, ngân hàng là đối tượng vừa bị “phát hiện” đang sở hữu loại tài sản này nhiều nhất. Rất nhiều dự án căn hộ và đất nền đã được các ngân hàng siết nợ từ mấy năm qua, kể cả những khu đất vàng ở nội đô và trung tâm, nhưng vẫn chưa thể có phương cách nào giải phóng hàng tồn. 

Nợ xấu và hàng tồn kho của khối ngân hàng lại đang biến thành những chủ đề lớn lao. Nếu như vào cuối năm 2011, ngân hàng vẫn ung dung với giá trị lợi nhuận tích tụ “trên nỗi đau của doanh nghiệp”, thì đến lúc này chính một số lãnh đạo ngân hàng đã phải trần tình thẳng thừng là ngân hàng có thể chết theo doanh nghiệp. 

Hẳn là thế, con số nợ bất động sản mà Ngân hàng nhà nước và Bộ Xây dựng công bố trước đây - vào khoảng 200.000 tỷ đồng, là khác biệt quá lớn so với con số 348.000 tỷ đồng của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Cũng theo ủy ban này, số nợ xấu bất động sản thực tế tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính ngân hàng công bố. Điều đó cũng có nghĩa là tại nhiều ngân hàng nắm giữ bất động sản siết nợ như Agribank, Eximbank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, BIDV, ACB…, tình thế hiện thời đang ở trạng thái khá nguy cấp chứ không còn là “ngồi mát ăn bát vàng” nữa. Đó là chưa kể đến một núi tiền dôi dư nhưng vẫn bị ế trong nhiều cố gắng nhằm tiêu thụ. 

Sau nhiều động thái can thiệp mà không mang lại hiệu quả, giờ đây các doanh nghiệp bất động sản và khối ngân hàng chỉ còn trông chờ vào một phương cách duy nhất: Chính phủ bơm tiền cứu nền kinh tế. Bởi có bơm tiền thì doanh nghiệp các ngành vật liệu xây dựng, nhà thầu mới có chi phí bù đắp cho vô số “thất thoát”, đồng thời khơi thông lại huyết quản tín dụng, từ đó làm ấm lại khu vực tiêu dùng và kích thích sức mua, trong đó có sức cầu về nhà đất.

Tháng 11/2012 thị trường sẽ gượng dậy?


Những con số vĩ mô vẫn còn đó. Theo một ước tính của Bộ Xây dựng và từ Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào nửa cuối năm nay, hàng tháng nền kinh tế có thể nhận được lượng tiền từ 21.000 - 25.000 tỷ đồng thuộc về phần ngân sách đầu tư công. Còn nếu cộng cả khả năng tăng trưởng tín dụng, được dự kiến ở mức khiêm tốn 10%, thì mỗi tháng nền kinh tế sẽ nhận được thêm 50.000 tỷ đồng nữa từ khối ngân hàng. Vị chi là trên 70.000 tỷ đồng/tháng - một số tiền không hề nhỏ, đủ để kích hoạt sức cầu và các thị trường nếu được vận dụng một cách nhuần nhuyễn và không quá thiên về quyền lợi các nhóm lợi ích.

Trong một dự báo vào tháng 6/2012, ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, đã cho rằng nếu sớm giải quyết được vấn đề nợ xấu ngân hàng, thị trường bất động sản sẽ tăng được thanh khoản. Vốn không phải vỡ bong bóng hay sụp đổ mà chỉ giảm giá do thắt chặt tiền tệ và tổng cầu, thị trường này sẽ phục hồi nhanh. Vì đã xuống đáy chữ U nên muộn nhất đến tháng 11/2012, thị trường bất động sản sẽ gượng dậy, để cuối tháng 4 năm 2013 trở đi, giá thị trường và giao dịch sẽ phục hồi. 

Vào năm 2011, vị chuyên gia trên cũng đã từng dự báo thị trường bất động sản và thị trường tài chính chứng khoán sẽ bắt đầu phục hồi vào giữa quý 2/2012. Tuy nhiên có lẽ do “độ trễ” của chính sách tín dụng nên dự báo này đã không thể hoàn thành sứ mệnh của nó. 

Thời gian không còn nhiều cho những quyết sách. Ngay trước mắt, phiên họp thường kỳ tháng 6/2012 và sáu tháng đầu năm của Chính phủ có thể sẽ phải nêu ra một chương trình bơm tín dụng “quyết liệt” trong nửa cuối năm nay. Đó cũng là hy vọng, lại thêm một lần nữa cho hy vọng, đối với thị trường bất động sản đang ngắc ngoải ở “vùng đáy”.

Lê Quân




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong Gia Re | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More