Giới kinh doanh địa ốc cho rằng, trong một tương lai không xa, khi hạ tầng giao thông phát triển, nhu cầu nhà ở của người Việt sẽ giống như ở các nước phát triển. Thay vì ở những ngôi nhà chật chội, họ sẽ chấp nhận đi xa hơn để sở hữu một ngôi nhà có không khí trong lành để sinh sống.
Thống kê sơ bộ, hiện dân số TP.HCM đã ngót ngém ở ngưỡng 10 triệu dân. Tình trạng buổi sáng, dòng xe từ các khu vực ngoại thành đổ dồn về khu trung tâm để làm việc, học tập, sinh hoạt, giải trí…Đến chiều, dòng xe này lại chuyển hướng từ trung tâm tản ra ngoại thành đang làm cho TP.HCM đứng trước áp lực quá tải về nhiều mặt.
Để giải quyết thực trạng này, một đồ án quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích 30.404 km2 đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch vùng TP.HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh xung quanh gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang là các địa bàn quan trọng nằm trong hệ thống quy hoạch này. Theo đồ án quy hoạch Vùng TP.HCM, đến năm 2050 vùng này sẽ có dân số khoảng 28-30 triệu người, trong đó dân số đô thị 25-27 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 90%. Trong đó TP.HCM là đô thị hạt nhân, tại các tỉnh sẽ có các đô thị vệ tinh độc lập, đô thị vệ tinh phụ thuộc hoặc các đô thị vùng phụ cận.
Trong thời gian gần đây, xu hướng giãn dân từ TP.HCM ra các địa phương giáp ranh như Đồng Nai, Bình Dương đã diễn ra khá mạnh mẽ. Nhiều người làm việc ở TP.HCM nhưng đã quyết định về Đất Bình Dương, Đồng Nai để an cư. Nhận diện được xu hướng này, trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đầu tư địa ốc đã “đổ” vốn vào các tỉnh lân cận TP.HCM để phát triển dự án bất động sản. Đặc biệt là với những dự án mang tính nghỉ dưỡng để đón đầu xu hướng được xem là tất yếu trong tương lai.
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản sinh thái có tiềm năng rất lớn và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời cải thiện môi trường sống của người dân. Tuy nhiên, mảng thị trường này trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Nhiều chủ đầu tư không có năng lực và chiến lược tốt gần như đã bị loại ra khỏi “sân chơi” trên thị trường bất động sản. Thêm vào đó, nhà đầu tư rất thận trọng khi quyết định tham gia vào thị trường, ở thời điểm này, thị trường bất động sản nói chung vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, các sản phẩm có “giá trị thật” vẫn thu hút nhà đầu tư. Riêng bất động sản sinh thái có chu kỳ phát triển ổn định và tính an toàn cao hơn so với các mảng thị trường khác bởi số tiền đầu tư lớn nên phân khúc này hướng đến những người có nhu cầu thực và không phải là sân chơi của nhà đầu cơ lướt sóng.
Nhiều người đang tìm kiếm một môi trường sống xanh trước không khí ngột ngạt của thành phố
Thống kê sơ bộ, hiện dân số TP.HCM đã ngót ngém ở ngưỡng 10 triệu dân. Tình trạng buổi sáng, dòng xe từ các khu vực ngoại thành đổ dồn về khu trung tâm để làm việc, học tập, sinh hoạt, giải trí…Đến chiều, dòng xe này lại chuyển hướng từ trung tâm tản ra ngoại thành đang làm cho TP.HCM đứng trước áp lực quá tải về nhiều mặt.
Để giải quyết thực trạng này, một đồ án quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích 30.404 km2 đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch vùng TP.HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh xung quanh gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang là các địa bàn quan trọng nằm trong hệ thống quy hoạch này. Theo đồ án quy hoạch Vùng TP.HCM, đến năm 2050 vùng này sẽ có dân số khoảng 28-30 triệu người, trong đó dân số đô thị 25-27 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 90%. Trong đó TP.HCM là đô thị hạt nhân, tại các tỉnh sẽ có các đô thị vệ tinh độc lập, đô thị vệ tinh phụ thuộc hoặc các đô thị vùng phụ cận.
Và bất động sản sinh thái tiếp giáp TP.HCM sẽ là xu hướng tất yếu của tương lai
Trong thời gian gần đây, xu hướng giãn dân từ TP.HCM ra các địa phương giáp ranh như Đồng Nai, Bình Dương đã diễn ra khá mạnh mẽ. Nhiều người làm việc ở TP.HCM nhưng đã quyết định về Đất Bình Dương, Đồng Nai để an cư. Nhận diện được xu hướng này, trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đầu tư địa ốc đã “đổ” vốn vào các tỉnh lân cận TP.HCM để phát triển dự án bất động sản. Đặc biệt là với những dự án mang tính nghỉ dưỡng để đón đầu xu hướng được xem là tất yếu trong tương lai.
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản sinh thái có tiềm năng rất lớn và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời cải thiện môi trường sống của người dân. Tuy nhiên, mảng thị trường này trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Nhiều chủ đầu tư không có năng lực và chiến lược tốt gần như đã bị loại ra khỏi “sân chơi” trên thị trường bất động sản. Thêm vào đó, nhà đầu tư rất thận trọng khi quyết định tham gia vào thị trường, ở thời điểm này, thị trường bất động sản nói chung vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, các sản phẩm có “giá trị thật” vẫn thu hút nhà đầu tư. Riêng bất động sản sinh thái có chu kỳ phát triển ổn định và tính an toàn cao hơn so với các mảng thị trường khác bởi số tiền đầu tư lớn nên phân khúc này hướng đến những người có nhu cầu thực và không phải là sân chơi của nhà đầu cơ lướt sóng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét