Một số dự án căn hộ tại TP HCM, lượng giao dịch thành công chỉ bằng một phần mười so với hai tháng trước, bất chấp chủ đầu tư kích cầu ưu đãi lãi vay kèm theo thông tin ngân hàng cởi trói cho bất động sản và lãi suất hạ nhiệt.
Hai tuần nay, các doanh nghiệp địa ốc bung hàng đón dòng lãi suất cho vay mua nhà bắt đầu giảm từ giữa tháng 6, thậm chí có đơn vị còn ưu đãi lãi suất thấp hơn của ngân hàng để săn khách, song thanh khoản lại không được khả quan.
Thống kê từ Công ty Lê Thành, sức tiêu thụ dự án căn hộ Lê Thành Twin Tower trong tháng 6 chưa đếm hết một bàn tay dù đơn vị này đã hỗ trợ lãi suất mua căn hộ 1% một tháng. Khách mua căn hộ dự án này chỉ phải đóng 50% giá trị hợp đồng, số tiền còn lại được chính doanh nghiệp cho vay 12% một năm, thấp hơn lãi suất của nhiều ngân hàng. Song theo chủ đầu tư dự án này, so với lượng giao dịch thành công hồi tháng 4 (bán được gần 20 căn) thì số lượng khách mua nhà trong tháng 6 thấp hơn 10 lần.
Cũng chọn thời điểm tháng 6 để tung ra dòng sản phẩm căn hộ Tân Mai, quận Bình Tân, TP HCM bàn giao nhà ngay, lãi suất khá mềm là 13,45%, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Bình cũng gặp khó trong việc bán hàng. Theo phòng kinh doanh của công ty này, từ khi mở bán đến nay chỉ giao dịch thành công được 10 căn trên tổng số hơn 60 căn, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của doanh nghiệp.
Thống kê của sàn bất động sản Vinaland, hai tuần qua, có đến hơn 90% danh mục sản phẩm căn hộ và đất nền có giá không đổi, điều này cho thấy tình hình giao dịch của thị trường trầm lắng. Khoảng 1-2% danh mục nhà đất ghi nhận giá nhích nhẹ với tỷ lệ tăng trung bình 0,1-0,3%, tương đương 100.000-300.000 đồng một m2.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Á Châu (ACBR), Phạm Văn Hải cho hay, trong tháng 6, hệ thống sàn ACBR chỉ giao dịch nhà phố nội thành là chủ yếu. Hầu hết các dự án căn hộ là hàng mới tung ra thị trường dù giá khá mềm và lãi suất hạ vẫn chưa tạo được sức hút đối với khách hàng.
Theo ông Hải, nguyên nhân khách hàng chưa mặn mà với việc đổ tiền vào căn hộ vì hai lý do. Thứ nhất là tâm lý chờ đợi giá giảm thêm, nguồn cung dồi dào để dễ chọn mặt gửi vàng. Thứ hai là tâm lý lo ngại lãi suất giảm nhưng không ổn định và chỉ ưu đãi trong vài tháng rồi lại tăng cao.
"Nhiều khách hàng đã từ chối mua nhà khi biết rằng chỉ được vay với lãi suất 14-15% trong vòng 3 tháng, sau đó họ phải trả lãi 17-19% một năm. Lo lãi suất không ổn định nên người dân vẫn ngại vay tiền mua nhà dù có nhu cầu", ông Hải nhận xét.
Giám đốc sàn địa ốc Techcomreal, Nguyễn Xuân Lộc phân tích, dù đánh tiếng là cởi trói cho bất động sản nhưng trên thực tế ngân hàng vẫn dè dặt và có quy trình, thủ tục thẩm định cho vay rất khắt khe đối với người vay mua nhà. Thêm vào đó mặt bằng lãi suất vẫn chưa hạ nhiệt đồng bộ, vì vậy khách hàng vẫn chưa mặn mà xuống tiền.
Ông Lộc cho rằng thị trường bất động sản cần thêm độ trễ ít nhất là 1-2 tháng nữa mới có phản ứng với việc hạ lãi suất. "Giống như một cuộc mặc cả, người có nhu cầu thật sự về nhà ở sẽ tính toán rất chi li trước khi đưa ra quyết định. Họ mong đợi 2 điều, một là giá cả tiếp tục điều chỉnh mềm hơn, hai là lãi suất giảm đồng bộ", ông Lộc nhận định.
Theo các chuyên gia bất động sản, trong điều kiện bình thường lãi suất giảm tác động tích cực đến giao dịch nhà đất. Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường bất động sản bệnh nặng và khủng hoảng như hiện nay thì cần nhiều thời gian và nhiều phương thuốc hỗ trợ để phục hồi.
"Với tình hình kinh tế như hiện nay, muốn địa ốc trở lại quỹ đạo ổn định có lẽ thời gian hồi phục phải tính theo năm chứ không phải theo quý", một chuyên gia bất động sản dự báo.
Cũng chọn thời điểm tháng 6 để tung ra dòng sản phẩm căn hộ Tân Mai, quận Bình Tân, TP HCM bàn giao nhà ngay, lãi suất khá mềm là 13,45%, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Bình cũng gặp khó trong việc bán hàng. Theo phòng kinh doanh của công ty này, từ khi mở bán đến nay chỉ giao dịch thành công được 10 căn trên tổng số hơn 60 căn, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của doanh nghiệp.
Người mua nhà vẫn chưa vội đưa ra quyết định dù lãi suất đang được điều chỉnh, chủ đầu tư tung các chương trình kích cầu. Ảnh: Vũ Lê. |
Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Á Châu (ACBR), Phạm Văn Hải cho hay, trong tháng 6, hệ thống sàn ACBR chỉ giao dịch nhà phố nội thành là chủ yếu. Hầu hết các dự án căn hộ là hàng mới tung ra thị trường dù giá khá mềm và lãi suất hạ vẫn chưa tạo được sức hút đối với khách hàng.
Theo ông Hải, nguyên nhân khách hàng chưa mặn mà với việc đổ tiền vào căn hộ vì hai lý do. Thứ nhất là tâm lý chờ đợi giá giảm thêm, nguồn cung dồi dào để dễ chọn mặt gửi vàng. Thứ hai là tâm lý lo ngại lãi suất giảm nhưng không ổn định và chỉ ưu đãi trong vài tháng rồi lại tăng cao.
Thị trường bất động sản vẫn bị đánh giá là chưa có dấu hiệu hồi phục trong ngắn hạn mà phải tính theo năm. Ảnh: Vũ Lê. |
Giám đốc sàn địa ốc Techcomreal, Nguyễn Xuân Lộc phân tích, dù đánh tiếng là cởi trói cho bất động sản nhưng trên thực tế ngân hàng vẫn dè dặt và có quy trình, thủ tục thẩm định cho vay rất khắt khe đối với người vay mua nhà. Thêm vào đó mặt bằng lãi suất vẫn chưa hạ nhiệt đồng bộ, vì vậy khách hàng vẫn chưa mặn mà xuống tiền.
Ông Lộc cho rằng thị trường bất động sản cần thêm độ trễ ít nhất là 1-2 tháng nữa mới có phản ứng với việc hạ lãi suất. "Giống như một cuộc mặc cả, người có nhu cầu thật sự về nhà ở sẽ tính toán rất chi li trước khi đưa ra quyết định. Họ mong đợi 2 điều, một là giá cả tiếp tục điều chỉnh mềm hơn, hai là lãi suất giảm đồng bộ", ông Lộc nhận định.
Theo các chuyên gia bất động sản, trong điều kiện bình thường lãi suất giảm tác động tích cực đến giao dịch nhà đất. Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường bất động sản bệnh nặng và khủng hoảng như hiện nay thì cần nhiều thời gian và nhiều phương thuốc hỗ trợ để phục hồi.
"Với tình hình kinh tế như hiện nay, muốn địa ốc trở lại quỹ đạo ổn định có lẽ thời gian hồi phục phải tính theo năm chứ không phải theo quý", một chuyên gia bất động sản dự báo.
Theo Vnexpress.net
Từ khóa: Bán nhà ở Bình Dương, bán đất ở thổ cư, bán đất bình dương, sàn dg bất động sản bình dương, tin tức bất động sản bình dương, các ngân hàng đang hoạt động tại bình dương, thông tin cần biết về bình dương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét